06:42 20/01/2023 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Sau 24 tháng thi công, Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa, giai đoạn 1967 – 1973, tại làng Viên Nội, xã Thiệu Viên (Thiệu Hóa) đã cơ bản hoàn thành và sẽ được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thiệu Hóa sẽ long trọng tổ chức khánh thành vào ngày 2/2/2023 nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023).

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Sau 24 tháng thi công, Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa, giai đoạn 1967 – 1973, tại làng Viên Nội, xã Thiệu Viên (Thiệu Hóa) đã cơ bản hoàn thành và sẽ được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thiệu Hóa sẽ long trọng tổ chức khánh thành vào ngày 2/2/2023 nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023).

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Các hiện vật khu Di tích lịch sử cách mạng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa, giai đoạn 1967 – 1973 đã được huyện Thiệu Hóa sưu tầm.

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Di tích lịch sử cách mạng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa, giai đoạn 1967 – 1973 có tổng diện tích 2,31 ha, gồm các hạng mục: Cổng vào khu di tích; Nhà làm việc của Thường trực Tỉnh ủy; Hào giao thông, hầm chữ A; Hội trường lớn của Tỉnh ủy; Nhà Truyền thống. (Trong ảnh: Phối cảnh tổng thể Di tích lịch sử cách mạng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa, giai đoạn 1967 – 1973).

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Cơ sở hạ tầng Di tích lịch sử cách mạng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa, giai đoạn 1967 – 1973 được đầu tư đồng bộ.

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Nhà làm việc của Thường trực Tỉnh ủy - Là nơi làm việc của các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy thời kỳ 1967-1973. Ngôi nhà được xây dựng năm 1967. Nhà làm theo hướng đông - bắc, gồm 5 gian được xây dựng tường hồi bít đốc. Diện tích ngôi nhà 124,5 m2 (dài 16,6 m; rộng 7,5 m); phía trước có sân nhỏ lát gạch vuông (24 x 24), diện tích 58,5 m2 (dài 9,7 m; rộng 5 m).

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Hội trường lớn được xây dựng năm 1967, cách phòng làm việc của Thường trực Tỉnh ủy khoảng 60 m về phía bắc. Hội trường hướng về phía đông; gồm 7 gian, diện tích 222 m2 (rộng 12 m; dài 18,5 m). Hai gian đầu hồi (gian 1 và gian 7) có diện tích 36m2 (12 m x 3 m); các gian 2, 3, 4, 5, 6 được xây dựng nhỏ hơn; hai bên có hiện và các bậc lên xuống tại gian 2 và gian 6. Cửa vào chính của Hội trường nằm ngang so với chiều dọc Hội trường. Phía ngoài đổ trần làm tiền sảnh, trên tiền sảnh có đắp chữ lớn “Hội trường” và “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Hào giao thông, Hầm chữ A, ngay bên cạnh nhà làm việc của Thường trực tỉnh ủy. Căn hầm là nơi các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy tránh bom, đạn mỗi khi máy bay Mỹ oanh tạc, đánh phá tại địa bàn. Hào có chiều rộng trung bình 0,77 m; cao 1,3 m. Hào có kết cấu vách xây bằng gạch chỉ vữa xi măng mác 75, bên ngoài và trên bờ đắp đất che bờ hào. Hầm chữ A có chiều rộng trung bình 1,25m; chiều cao 0,9 m, làm bằng bê tông cốt thép, đắp vữa xi măng, giả thân cây, vách bê tông cốt thép giả ván gỗ; nền bê tông cốt thép giả đất.

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, cách mạng của di tích, cũng như nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử cách mạng của quê hương, đất nước và phục vụ du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập, Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa đã ban hành Kế hoạch số 105 về “Vận động, sưu tầm, hiến tặng những hiện vật, kỷ vật liên quan đến Di tích lịch sử cách mạng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa tại xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa, giai đoạn 1967-1973" để sưu tầm, tiếp nhận những kỷ vật, hiện vật phục vụ công tác bảo tồn, trưng bày, triển lãm các hiện vật, kỷ vật liên quan đến Di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy, giai đoạn 1967-1973, nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Các hiện vật và hình ảnh được trưng bày tại nhà truyền thống trong Di tích lịch sử cách mạng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa, giai đoạn 1967 – 1973.

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Chiếc máy đánh chữ và hình ảnh được sưu tầm trưng bày tại nhà truyền thống.

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Các hiện vật và hình ảnh giai đoạn 1967 – 1973 được trưng bày tại nhà truyền thống.

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Trong nhà truyền thống có hình ảnh các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, hình ảnh hoạt động của Tỉnh ủy, danh hiệu cao quý và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với Đảng bộ, Nhân dân tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 1967- 1973.

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, từ năm 1967 đến năm 1973, cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa đã sơ tán về làng Viên Nội, xã Thiệu Viên (Thiệu Hóa). Tại đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại như: Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 7.

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Không gian trong nhà truyền thống Di tích lịch sử cách mạng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa, giai đoạn 1967 – 1973.

Di tích trụ sở làm việc cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa - “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng

Việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa, giai đoạn 1967 – 1973 sẽ góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích; tôn vinh những công lao to lớn của thế hệ đi trước trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, đồng thời giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập của các tầng lớp Nhân dân.

Minh Hiếu


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]