(Baothanhhoa.vn) - Những ngày này, cuốn sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại đang là chủ đề “nóng bỏng” trên các phương tiện truyền thông cũng như nhiều diễn đàn mạng. Người khen, kẻ chê và đặc biệt là một lượng rất lớn chủ nhân các facebook không ngần ngại “ném đá” bằng những ngôn từ không mấy dễ chịu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

40 năm dạy, học “thực nghiệm” và gần 2 thập kỷ “tập làm chuyên nghiệp”!

Những ngày này, cuốn sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại đang là chủ đề “nóng bỏng” trên các phương tiện truyền thông cũng như nhiều diễn đàn mạng. Người khen, kẻ chê và đặc biệt là một lượng rất lớn chủ nhân các facebook không ngần ngại “ném đá” bằng những ngôn từ không mấy dễ chịu.

Để khẳng định sự ưu việt hay bất cập của cuốn sách này là điều không dễ, càng khó hơn nữa nếu thuyết phục được đám đông tin theo một trong hai nhận định nói trên, nhưng có một thực tế là từ năm 1978, nó đã được đưa vào dạy ở trường Thực nghiệm Giảng Võ (nay là trường Thực nghiệm Hà Nội) và có thời điểm 43 tỉnh, thành trong cả nước đã thử nghiệm cách dạy và học theo cuốn sách này. Đến năm 2000 thì việc dạy và học theo sách này bị “tuýt còi”. 6 năm sau, nó lại được đưa vào dạy thực nghiệm ở một số trường tiểu học và như chúng ta đã biết, ở thời điểm hiện tại, có địa phương đã lấy nội dung sách để dạy thực nghiệm tại một số lớp.

Không dễ để ngay lập tức đưa ra nhận định đúng - sai, tốt - xấu ra sao nhưng suốt 40 năm qua, nhiều cơ sở đào tạo vẫn lấy sách để “thực nghiệm” - đây chính là điều phi lý, khó chấp nhận, đến mức Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phải cảm thán giữa nghị trường: Chương trình giáo dục gì mà thực nghiệm tới 40 năm!

4 thập kỷ để thực nghiệm 1 nội dung - điều này dễ khiến những tín đồ túc cầu giáo nước nhà liên tưởng tới giải bóng đá vô địch quốc gia V.League - sân chơi mà gần 2 thập kỷ qua, các quan chức bóng đá nước nhà vẫn “tập làm chuyên nghiệp” song oái oăm thay là việc “học tập” này chưa cho thấy thành công dù nhiều thế hệ cầu thủ đã... giải nghệ (thế hệ Hồng Sơn, Văn Sĩ, Huỳnh Đức; thế hệ Minh Phương, Tài Em, Công Vinh...).

Thật vậy, kể từ thời điểm Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) quyết định cải tổ điều lệ, thể thức thi đấu, chuyển nhượng, giải Vô địch quốc gia được định danh là “bán chuyên nghiệp”. Vài năm sau, V.League được xem là giải “quá độ lên chuyên nghiệp”; và cả thập kỷ sau, sự “quá độ” này vẫn là con đường đi chưa có điểm kết thúc.

Những năm gần đây, có lẽ cảm thấy “ngượng” với dư luận cũng như bạn bè quốc tế nên VFF mặc nhiên xem giải đấu cao nhất làng cầu quốc nội là “chuyên nghiệp”. Song điều đáng nói là dẫu có tự cho mình đang khoác tấm áo chuyên nghiệp thì V.League vẫn tồn tại vô số biểu hiện “phi chuyên nghiệp”.

Điển hình như đằng sau chủ trương “doanh nghiệp hóa” vẫn có nhiều đội bóng phải bám vào “bầu sữa” ngân sách. Chuyện ông bầu thích thì đầu tư vào sân cỏ, chán thì giải thể đội bóng diễn ra như cơm bữa; rồi những bê bối trong cuộc chạy đua vào một số ghế lãnh đạo VFF nhiệm kỳ VIII hiện vẫn chưa chấm dứt; chuyện cầu thủ không đọc kỹ hợp đồng mà vẫn nhắm mắt... ký bừa và cả chuyện trọng tài không thuộc luật, ra sân quên thẻ...

Dĩ nhiên, để đưa một nền bóng đá từ nghiệp dư lên chuyên nghiệp cần quỹ thời gian đủ dài để vừa thực thi vừa rút kinh nghiệm. Ấy thế nhưng, với 18 mùa bóng “học và làm chuyên nghiệp” mà V.League vẫn không đến đích thì lộ trình “khoác áo chuyên” xem ra cần phải xem xét lại dưới nhiều góc độ!


MẠNH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]