11:06 22/10/2023 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Sir Jim Ratcliffe sắp trở thành một phần của Man United khi mua lại 25% cổ phần của nửa đỏ thành Manchester, một số cổ phần khá nhỏ nếu so với "đế chế" tỷ Bảng của ông. Tuy nhiên, vị tỷ phú lọc lõi người Anh không phải là người duy nhất áp dụng phương pháp "25% hoặc nhiều hơn" này.

Kế sách "tằm ăn dâu" của Sir Jim Ratcliffe dưới góc nhìn kinh tế

Sir Jim Ratcliffe sắp trở thành một phần của Man United khi mua lại 25% cổ phần của nửa đỏ thành Manchester, một số cổ phần khá nhỏ nếu so với “đế chế” tỷ Bảng của ông. Tuy nhiên, vị tỷ phú lọc lõi người Anh không phải là người duy nhất áp dụng phương pháp “25% hoặc nhiều hơn” này.

Kế sách tằm ăn dâu của Sir Jim Ratcliffe dưới góc nhìn kinh tế

Khi "núp lùm" tốt hơn ra mặt

“Thông thường, đầu tư nhỏ lẻ là cách tốt nhất để”giữ chân“trong một đội bóng mà không phải chịu quá nhiều trách nhiệm như những tay chủ giữ cổ phần lớn hơn”, Jordan Garnder, một nhà đầu tư bóng đá từng giữ cổ phần ở các CLB như Helsingor ở giải Đan Mạch, Dundalk ở giải Ai-len hay Swansea City ở giải hạng Nhất Anh.

Tay đầu tư tới từ Mỹ này cũng chia sẻ thêm với trang The Athletic rằng: “Một lý do khác khiến người ta thích”núp lùm“hơn đó là vì điều này giúp họ tránh gặp phải những chỉ trích, đồng thời, giảm thiểu số tiền đầu tư vào những dự án có phần mạo hiểm và thiếu an toàn”.

Hồi tháng 9 năm nay, Fenwway Sport Group (FSG-ND), quyết định bán lại một phần nhỏ cổ phần của họ cho công ty đầu tư tài chính Dynasty Equity. Thương vụ này có giá trị vào khoảng 100 triệu USD tới 200 triệu USD, dù vậy, quỹ đầu tư tài chính này chỉ sở hữu từ 1,9 đến 3,8% cổ phần Liverpool mà thôi.

Bill Foley, ông chủ của Bournemouth, đã bán một phần nhỏ cổ phần của mình cho Ryan Sports Ventures thông qua Black Knight Football Club, một nhóm các nhà đầu tư nhỏ lẻ, trong đó có diễn viên Michael B Jordan, nổi tiếng qua vai Erik Killmonger trong loạt phim Black Panther đình đám cách đây 5 năm.

Kế sách tằm ăn dâu của Sir Jim Ratcliffe dưới góc nhìn kinh tế

Michael B Jordan, "ông chủ nhỏ" của đội chủ sân Vitality có mặt ở một trận đấu của đội bóng. Nguồn: The Athletic.

Newcastle United cũng là một ví dụ cho những CLB “năm cha, ba mẹ” như thế. Đầu tiên, 80% cổ phần của họ thuộc về Saudi Arabia’s Public Investment Fund (Quỹ Đầu tư công của Ả Rập Saudi-ND), còn lại là PCP Capittal Partners, 10% cổ phần, và Reuben Brothers, 10% cổ phần. Kể cả Man City, CLB được sở hữu bởi các ông chủ Vùng Vịnh khác, cũng không nằm ngoài xu hướng này. Cụ thể, nửa xanh thành Manchester bán lại 18% cổ phần của mình cho Silver Lake, một công ty đầu tư tài chính có trụ sở ở Mỹ. Crystal Palace có dến 4 nhà đầu tư và cổ đông khác nhau bao gồm Steve Parish, Josh Harris, David Blitzer và John Textor, những người nắm giữ cổ phần của CLB này ở nhiều mức độ khác nhau.

Kế sách tằm ăn dâu của Sir Jim Ratcliffe dưới góc nhìn kinh tế

Steve Parish, một thành viên trong nhóm "tứ hoàng" nắm giữ cổ phần ở Crystal Palace. Nguồn: The Athletic.

Có thể thấy, xu hướng sở hữu chung một CLB đang là một xu hướng chung của bóng đá thế giới, tuy nhiên, có một câu hỏi mà chúng ta vẫn phải đặt ra cho mô hình “sở hữu chung” này, đó là làm thế nào để các CLB hoạt động trơn tru trong khi quá nhiều ông chủ như thế?

Hiểu biết "đối tác", trăm trận trăm thắng

Với một cơ chế “đa sở hữu” như thế, một trong những điều quan trọng nhất đó là xây dựng lòng tin và hiểu biết rõ “đối phương” của mình là người như thế nào.

“Chúng tôi đã từng chứng kiến vài nhà đầu tư đến để nhờ tư vấn việc mua lại một phần nhỏ cổ phần trong một công ty”, Theo Ajadi, một trợ lý giám đốc của Deloitte’s Sport Business Group, chia sẻ. “Khi đó, chúng tôi chỉ khuyên họ làm đúng và làm tốt những gì họ cần phải làm”.

Tuy nhiên, không phải lúc nào các vị khách hàng này cũng làm đúng theo chỉ dẫn của Ajadi. Cụ thể, anh chia sẻ với The Athletic: "Đôi lúc, các khách hàng cảm thấy rằng mua một phần nhỏ cổ phần thì sao phải quản lý tốt cho nhọc công. Nhưng ở một số trường hợp, anh còn phải quản lý kỹ hơn rất nhiều, một phần vì anh không là “người chơi chính” trong khoản đầu tư ở CLB hay ở doanh nghiệp đó. Nói cách khác, việc hiểu biết “đối phương” cũng như cung cách hoạt động của đội nghũ quản lý, đồng thời, hiểu rõ những rủi ro mà khoản đầu tư đó của anh đem lại là rất quan trọng".

Kế sách tằm ăn dâu của Sir Jim Ratcliffe dưới góc nhìn kinh tế

Theo Ajadi (bên phải), trợ lý giám đốc của Deloitte's Sport Business Group. Nguồn: Internet.

Một phần khác cũng quan trọng không kém, đó là những thiết chế pháp luật được cả hai bên đồng thuận. Trong đó có những điều khoản và quyền lợi mà các nhà đầu tư nhỏ lẻ được hưởng và phải chấp nhận, từ việc bỏ phiếu hội đồng đến việc họ có thể đưa ra quyết định nào cho công ty hoặc đội bóng mà họ đang sở hữu một phần nhỏ cổ phần. Đôi lúc, họ còn phải đắn đo xem họ nên đầu tư vào công ty hoặc CLB này trong quãng thời gian bao nhiêu lâu.

"Dạo gần đây, người ta tập trung vào phần trăm cổ phần hơn là quyền lợi của họ. Nhưng theo tôi, những quyền lợi đi kèm trong phần trăm cổ phần mà bạn đầu tư vào công ty đó mới là điều quan trọng. Trong một số trường hợp, có những nhà đầu tư chỉ sở hữu 10% cổ phần nhưng lại có tiếng nói và quyền lực nhiều hơn con số 10% mà anh tả bỏ vào". Kieran Maguire, một chuyên gia kinh tế bóng đá, chia sẻ với trang The Athletic.

Kế sách tằm ăn dâu của Sir Jim Ratcliffe dưới góc nhìn kinh tế

Kieran Maguire xuất hiện trong một chương trình của kênh BBC Sport. Nguồn: The University of Liverpool.

“Một điều quan trọng khác đó là những thỏa thuận giữa hai bên, hay rất nhiều bên trong một số trường hợp”, Ajadi chia sẻ với The Athletic. "Không có thỏa thuận nào giống thỏa thuận nào cả. Đôi lúc, một số cổ đông sẽ được xem là kẻ “quyền lực” hơn dù họ là người mua lại ít cổ phần hơn so với các đối tác khác trong cùng nhóm đầu tư".

"Ở chiều ngược lại, trong một số trường hợp, nếu anh chỉ sở hữu 25% cổ phần, anh sẽ là người có tiếng nói ít nhất trong các quyết định của CLB. Khi đó, anh sẽ không thể nói với 75% cổ đông còn lại rằng họ phải sơn ghế bằng màu sơn gì, mua cầu thủ nào, hay giá bánh mì kẹp xúc xích nên được nâng lên hay hạ xuống". Ajadi chia sẻ thêm.

Kế sách "tằm ăn dâu" của Sir Jim Ratcliffe

Với một thương nhân “lọc lõi” sở hữu một “đế chế” trải dài từ bóng đá sang hóa dầu như Sir Jim Ratcliffe, chắc chắn, ông chủ người Anh này đã chuẩn bị những “kế sách” trong tương lai. Tuy nhiên, để thực hiện những kế sách đó, trước tiên, ông phải xây dựng được lòng tin với ban lãnh đạo Man United bằng cách khẳng định với họ rằng ông không hề muốn đe dọa đến vị thế hiện tại của họ ở sân Old Trafford.

Để hiểu rõ hơn về điều này, Trevor Watkins, trưởng bộ phận thể thao toàn cầu và là một đối tác của công ty luật Pinsent-Masons, đã phân tích như sau với The Athletic: "Ý đồ của Ratcliffe đó là kiểm soát các hoạt động của đội bóng, dù là gì đi nữa. Tuy nhiên, 75% cổ đông còn lại chắc chắn sẽ không dễ dàng để điều đó xảy ra chừng nào họ chưa biết rõ về con người này".

Kế sách tằm ăn dâu của Sir Jim Ratcliffe dưới góc nhìn kinh tế

"Không vội vã, luôn từ tốn và thường xuyên lắng nghe tình hình", đó là kế sách mà ông chủ tương lai của Man United, Sir Jim Ratcliffe, đang tính tới. Nguồn: Eurosports.

Nói cách khác, bằng việc mua lại một phần nhỏ cổ phần của CLB, nhà đầu tư người Anh có thể đặt một chân của mình vào CLB, qua đó hiểu rõ hơn các hoạt động của CLB cũng như những gì còn thiếu hay thừa ở CLB đó trước khi chính thức tiếp quản hoàn toàn. “Khi chúng ta nhìn vào những khoản đầu tư nhỏ gần đây, có thể thấy chúng như những”cửa ngõ“cho các thương vụ mua lại lớn hơn sau đó”, Ajadi chia sẻ. "Chúng ta sẽ dần thấy những nhà đầu tư mua lại một phần nhỏ cổ phần của CLB, sau đó tăng dần số tiền khi họ đã bắt đầu hiểu rõ hơn CLB mà họ đầu tư cũng như cảm thấy yên tâm hơn với từng quyết định của mình.

Nếu Ratcliffe muốn trở thành cổ đông chính trong tương lai của Man United, chắc chắn, ông sẽ phải làm việc với những ông chủ đầy tai tiếng của nửa đỏ thành Man United một thời gian. Vì vậy, theo nhà đầu tư người Anh này, việc “thỏa hiệp” với nhà Glazer là một điều có thể làm được. “Với những khoản đầu tư nhỏ lẻ, họ luôn phải đặt niềm tin vào ban lãnh đạo hiện tại của đội bóng”. Ajadi chia sẻ.

Mọi chuyện sẽ đi đến kết cục như thế nào vẫn còn dựa vào việc Ratcliffe cũng như nhà Glazer có thể tìm ra được một hướng đi chung hay không. Nhưng khi nhìn vào những gì diễn ra, chắc chắn, ông chủ người Anh sẽ phải cẩn trọng hơn rất nhiều với nhà Glazer, một gia đình luôn thủ sẵn trong người những “mánh khóe” làm ăn thâm thúy đậm chất Mỹ.

KDNX

Nguồn ảnh, tư liệu: The Athletic,...


KDNX

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]