(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các doanh nghiệp, HTX đã đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác bến xe ô tô khách đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách công cộng, tạo thuận lợi trong việc đi lại của Nhân dân. Tuy nhiên, do dịch COVID–19 diễn biến phức tạp, hiện các đơn vị quản lý bến xe ô tô khách đang gặp nhiều khó khăn, nhất là việc làm và đời sống của người lao động.

Thực trạng quản lý, khai thác các bến xe khách trên địa bàn tỉnh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, HTX đã đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác bến xe ô tô khách đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách công cộng, tạo thuận lợi trong việc đi lại của Nhân dân. Tuy nhiên, do dịch COVID–19 diễn biến phức tạp, hiện các đơn vị quản lý bến xe ô tô khách đang gặp nhiều khó khăn, nhất là việc làm và đời sống của người lao động.

Thực trạng quản lý, khai thác các bến xe khách trên địa bàn tỉnhBến xe ô tô khách phía Bắc TP Thanh Hóa.

Theo báo cáo của Sở Giao thông – Vận tải (GTVT), ngày 29–8–2017, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3227/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh được quy hoạch 103 bến xe (bến xe ô tô khách loại I là 3 bến, bến xe ô tô khách loại II là 1 bến, bến xe ô tô khách loại III là 14 bến, bến xe ô tô khách loại IV là 28 bến, bến xe ô tô khách loại V là 45 bến, bến xe ô tô khách loại VI là 11 bến). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 24 bến xe; trong đó, có 22 bến xe đủ tiêu chuẩn đã được công bố, gồm: 1 bến loại II và 2 bến loại III trên địa bàn TP Thanh Hóa; 19 bến loại IV, loại V tại các huyện và 2 bến xe chưa được công bố, xếp loại (Bến xe TP Sầm Sơn, Bến xe huyện Nông Cống, do đang được quy hoạch, bố trí khu vực khác cho phù hợp). Tất cả các bến xe ô tô khách đang quản lý, khai thác, hoạt động đều được đầu tư xây dựng trải đều tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, nơi gần đường giao thông công cộng, thuận tiện cho người dân lựa chọn đi lại bằng xe ô tô khách. Đi đôi với đó, các bến xe được đầu tư xây dựng gần nơi chuyển tiếp các phương thức vận tải khác hoặc nơi chuyển tiếp giữa các tuyến vận tải khách bằng đường bộ và vận tải khách bằng các phương tiện khác trong đô thị. Tuy nhiên, hiện còn có 6 huyện chưa có bến xe, gồm: Như Thanh, Quảng Xương, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Bá Thước, Mường Lát.

Ông Lê Đình Lịch, Giám đốc Công ty CP Quản lý và Khai thác bến xe Thanh Hóa, cho biết: Hiện công ty đang quản lý 7 bến xe ô tô khách; trong đó, có 3 bến xe tại TP Thanh Hóa, 1 bến xe tại TP Sầm Sơn, 1 bến xe tại thị xã Bỉm Sơn, 1 bến xe tại thị xã Nghi Sơn và 1 bến xe tại huyện Nga Sơn. Các bến xe được đầu tư xây dựng bảo đảm tạo thuận lợi cho Nhân dân lựa chọn đi lại bằng xe ô tô. Trước đây, bình quân có khoảng 300 xe ô tô khách/ngày ra vào đón trả khách, bảo đảm việc làm cho khoảng 130 lao động, với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, từ tháng 4–2020 đến nay, tình hình dịch COVID–19 diễn biến phức tạp, người dân hạn chế đi lại, nên hầu hết xe ô tô khách dừng hoạt động và các dịch vụ bán hàng tại các bến xe cũng đóng cửa, dẫn đến các bến xe do công ty quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Hiện ban quản lý các bến xe đang thực hiện luân phiên cho người lao động nghỉ việc, có nhiều lao động chỉ được làm việc khoảng 5 đến 6 ngày một tháng. Trước những khó khăn đó, công ty đề xuất các cấp, các ngành, các đơn vị có liên quan của tỉnh quan tâm tháo gỡ những khó khăn, nhất là việc nộp thuế, kéo dài thời hạn trả nợ vốn vay ngân hàng để đầu tư xây dựng, nâng cấp các bến xe trong thời gian qua.

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, thời gian qua, Sở GTVT đã công khai quy hoạch mạng lưới bến xe ô tô khách trên địa bàn tỉnh để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân biết nhằm thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác bến xe ô tô khách, tạo thuận lợi đi lại cho người dân. Đồng thời, công bố chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác, thông tin hướng dẫn kịp thời cơ chế, chính sách để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng bến xe biết. Sở GTVT cũng yêu cầu các đơn vị quản lý, khai thác bến xe khách duy trì điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với bến xe khách theo tiêu chuẩn của Bộ GTVT. Đồng thời, yêu cầu các phòng nghiệp vụ chuyên môn, Thanh tra Sở GTVT định kỳ, đột xuất kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn đối với các bến xe khách, xử lý nghiêm theo quy định đối với đơn vị vi phạm. Sở GTVT cũng đã và đang phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh quản lý hoạt động tại các bến xe nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phục vụ công tác kinh doanh vận tải và đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân.

Thực tế kiểm tra của Phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT gần đây, cho thấy: Vẫn còn bến xe tại khu vực các huyện, thị xã chưa được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp theo quy định. Không ít bến xe sau thời gian đi vào hoạt động, một số hạng mục công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận tải hành khách. Bên cạnh đó, đối với các huyện miền núi điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; lượng khách đi lại ít nên phương tiện ra vào các bến xe ô tô khách không nhiều; không có các dịch vụ kinh doanh tại bến xe do vậy doanh thu của các bến xe thấp, hầu như không đủ chi phí để duy trì hoạt động của các bến xe và việc đáp ứng các tiêu chí theo quy định rất khó khăn. Từ tháng 4-2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19; nhiều tỉnh, thành phố đã siết chặt hoạt động vận tải hành khách để nhằm kiểm soát lây lan dịch; bên cạnh đó, nhu cầu đi lại của người dân rất ít do tâm lý sợ lây nhiễm dịch; hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh, nội tỉnh gặp rất nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp vận tải đã tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do doanh thu không đủ bù đắp chi phí. Vì vậy lượng xe ô tô khách ra vào bến rất ít dẫn đến các bến xe không có khoản thu ảnh hưởng đến việc đầu tư, nâng cấp, cải tạo hạ tầng bến và đời sống của người lao động.

Đại diện lãnh đạo Sở GTVT cho biết: Để góp phần tạo thuận lợi cho Nhân dân lựa chọn đi lại bằng xe ô tô, Sở GTVT đề nghị các đơn vị quản lý, khai thác bến xe ô tô khách tiếp tục duy trì việc đầu tư cải tạo, nâng cấp các bến xe theo tiêu chuẩn hiện hành; đồng thời, kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa các bến xe theo quy hoạch đã được phê duyệt. Nhà nước tiếp tục có chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng và quản lý khai thác các bến xe khách. Sở GTVT chỉ đạo Thanh tra sở, các phòng nghiệp vụ tăng cường kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn đối với các bến xe khách và xử lý nghiêm theo quy định đối với các đơn vị vi phạm.

Bài và ảnh: Gia Huy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]