(Baothanhhoa.vn) - Để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự đúng quy định pháp luật, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm, cùng với việc tăng cường công tác kiểm sát điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra thì hoạt động tranh tụng tại phiên tòa cũng giữ một vai trò cực kỳ quan trọng.

Nâng cao chất lượng tranh tụng của đội ngũ kiểm sát viên tại phiên tòa

Để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự đúng quy định pháp luật, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm, cùng với việc tăng cường công tác kiểm sát điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra thì hoạt động tranh tụng tại phiên tòa cũng giữ một vai trò cực kỳ quan trọng.

Nâng cao chất lượng tranh tụng của đội ngũ kiểm sát viên tại phiên tòaLãnh đạo và kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh tham gia tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đặng Phạm Sáu, trú tại bản Na Mèo, xã Na Mèo (Quan Sơn) về tội “Giết người”.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lê Văn Đông, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh cho biết: Để nâng cao chất lượng, kỹ năng tranh tụng của kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa hình sự, lãnh đạo VKSND hai cấp phải quán triệt, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc tranh tụng tại phiên tòa cho KSV, từ đó có định hướng đúng về vấn đề tranh tụng. Đồng thời, quán triệt để KSV nhận thức rõ việc tranh tụng tại phiên tòa không chỉ đánh giá kết quả hoạt động của cả giai đoạn điều tra, truy tố mà còn có ý nghĩa quyết định trong giai đoạn xét xử, thể hiện tính công bằng, công khai, minh bạch trong hoạt động tố tụng, nhằm bảo đảm quyền con người, giúp cho việc xét xử của tòa án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Điểm cốt lõi để bảo đảm việc tranh luận tốt là phải nghiên cứu kỹ và nắm vững hồ sơ vụ án. Muốn vậy, KSV phải theo sát quá trình tố tụng ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra chứng minh tội phạm, hành vi phạm tội, bảo đảm để quá trình điều tra được khách quan, toàn diện và đầy đủ nhất về các tình tiết của vụ án, từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất về nội dung tranh tụng. Chỉ như vậy, KSV mới củng cố được niềm tin nội tâm về tính xác thực của vụ án một cách cao nhất, đây cũng chính là yếu tố tâm lý rất cần thiết giúp KSV vững tin bước vào tranh luận. Song, cũng cần khắc phục tư tưởng bảo thủ đối với các lập luận để bảo vệ quan điểm truy tố khi có những tình tiết mới phát sinh tại phiên tòa, có khả năng làm thay đổi một phần hay toàn bộ nội dung của vụ án, cần được điều tra bổ sung.

Bên cạnh đó, KSV phải thường xuyên tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ nghiệp vụ và kiến thức về mọi mặt, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, rèn luyện tác phong, phương pháp, kỹ năng tranh tụng. Tại phiên tòa, KSV là người đại diện cho viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng trong vụ án. Chính vì vậy, đòi hỏi KSV khi thực hiện các thao tác, kỹ năng nghiệp vụ của mình tại phiên tòa phải bảo đảm những chuẩn mực cơ bản về văn hóa, nhất là văn hóa pháp lý trong xét hỏi, tranh tụng với luật sư, người bào chữa... tại phiên tòa. Ngoài ra, KSV phải hết sức chú ý tác phong, tính kỷ luật, tính tôn nghiêm, phải luôn tập trung cao độ trong suốt quá trình xét xử. Đồng thời cần tránh tình trạng nóng vội, phản ứng gay gắt, thiếu tập trung, lập luận, văn phong không rõ ràng, trình bày bản cáo trạng, luận tội một cách rời rạc...

Ngoài ra, KSV phải thường xuyên tự mình đánh giá lại kết quả hoạt động sau mỗi phiên tòa; rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc những thiếu sót, chú ý lắng nghe các ý kiến góp ý của đồng nghiệp, dư luận của công chúng với thái độ cầu thị để không ngừng hoàn thiện hơn kỹ năng nghiệp vụ của mình trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự nói chung cũng như việc trình bày luận tội, tham gia tranh luận của KSV tại các phiên tòa hình sự sơ thẩm nói riêng.

Để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ KSV tham gia hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự, bên cạnh những nỗ lực của KSV, hằng năm VKSND hai cấp đã có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ KSV tham gia hoạt động tranh tụng tại phiên tòa; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ của cấp trên với cấp dưới để kịp thời khắc phục những thiếu sót để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự.

Theo thống kê của VKSND tỉnh, năm 2021, VKSND hai cấp trong tỉnh đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử 2.618 vụ án hình sự, với 5.388 bị cáo đối với án sơ thẩm; 395 vụ, với 676 bị cáo với án phúc thẩm. Các vụ án đưa ra xét xử đều đảm bảo việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa, đúng quy định. Đặc biệt, nhiều vụ có bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, có luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo đã có những chuyển biến tích cực, không có bản án bị hủy, sửa do lỗi của KSV.

Bài và ảnh: Quốc Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]