(Baothanhhoa.vn) - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng cây hằng năm toàn tỉnh đạt hơn 11.969 ha. Theo tính toán, trung bình mỗi năm phát sinh từ 15 đến 20 triệu tấn phế phẩm thực vật, như: rơm rạ, thân cây, lá,... sau khi thu hoạch các loại cây trồng; ngoài ra, trong sản xuất trồng trọt, hằng năm thu gom ước tính khoảng từ 2 đến 2,5 tấn phế thải vô cơ có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao là các loại vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật; phần lớn được xử lý bằng cách tự đốt hoặc tiêu hủy thủ công tại các địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng cây hằng năm toàn tỉnh đạt hơn 11.969 ha. Theo tính toán, trung bình mỗi năm phát sinh từ 15 đến 20 triệu tấn phế phẩm thực vật, như: rơm rạ, thân cây, lá,... sau khi thu hoạch các loại cây trồng; ngoài ra, trong sản xuất trồng trọt, hằng năm thu gom ước tính khoảng từ 2 đến 2,5 tấn phế thải vô cơ có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao là các loại vỏ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật; phần lớn được xử lý bằng cách tự đốt hoặc tiêu hủy thủ công tại các địa phương.

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp

Xây dựng thùng chứa vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại thị trấn Thiệu Hóa.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học cũng đang ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường thông qua nhiều con đường khác nhau, như: nước mưa chảy tràn qua các kho chứa đã bị xuống cấp, lượng thuốc còn dư đọng lại trong chai bị quăng xuống ao, hồ, sông hay lượng thuốc dư thừa trong quá trình sử dụng quá liều lượng ngấm vào đất...; đồng thời, tác động đến sinh vật có ích trong môi trường và gia tăng các sinh vật có hại, làm đất đai cằn cỗi. Việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế hóa chất không đúng nơi quy định cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nước, không khí và hệ sinh thái. Trong chăn nuôi, mỗi năm có khoảng 10 đến 15 triệu tấn chất thải; không ít trang trại, gia trại chăn nuôi nằm trong khu dân cư, chất thải chăn nuôi được xả chung với chất thải sinh hoạt ra hệ thống cống thoát nước dân sinh.

Là địa phương có nhiều tiềm năng về phát triển trồng trọt, huyện Thiệu Hóa luôn chú trọng tuyên truyền, khuyến khích người dân không lạm dụng việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các HTX nông nghiệp tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng, thu gom và xử lý thuốc và vỏ thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng các bể chứa thu gom vỏ chai, bao bì hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng, tránh tình trạng vứt bỏ bừa bãi tại các bờ ruộng, sông suối, ao hồ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, không khí... Một số xã cũng đã hướng dẫn người dân tận thu phế phụ phẩm trồng trọt chế biến làm thức ăn cho gia súc, chất độn trong chăn nuôi,... để nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được hơn 20.000 bể chứa vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật; nhiều công trình khí sinh học, mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học, sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGAP, trong nhà màng, nhà lưới... đã được xây dựng. Tuy nhiên, với sự phát triển của nông nghiệp trong thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm túc các giải pháp để giảm thiểu tác động của sản xuất nông nghiệp tới môi trường. Theo đó, tích cực tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu có nguồn gốc sinh học, thảo mộc, các loại phân hủy nhanh, ít ảnh hưởng đến môi trường để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Khuyến khích người dân tận dụng triệt để phế phụ phẩm đồng ruộng làm phân bón cho cây trồng. Xây dựng các bể thu gom chai, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón tại đầu bờ khu vực ruộng canh tác, tạo thuận lợi cho người dân thu gom và để đúng nơi quy định. Đối với các trang trại, gia trại chăn nuôi, cần chủ động xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học, công nghệ khí sinh học biogas,... nhằm xử lý chất thải chăn nuôi, giảm mùi hôi thối, diệt khuẩn có hại và tăng khả năng phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Bên cạnh đó, thực hiện các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi di dời các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ra khỏi khu dân cư, từ đó, tiến tới xóa bỏ tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung theo hướng an toàn sinh học để quản lý tốt hơn về chất lượng sản phẩm và dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; nhất là, kiểm soát và giảm tối đa việc sử dụng hóa chất, các thành phần vô cơ, các chất tăng trọng. Ngoài ra, cần làm tốt công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý chất thải, xả thải gây ô nhiễm môi trường, sử dụng hóa chất, chất cấm, kháng sinh trong sản xuất nông nghiệp,...

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]