(Baothanhhoa.vn) - Để thực hiện được mục tiêu, quan điểm đề ra trong Nghị quyết số 58/NQ-TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, coi trọng việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ. Đứng trước yêu cầu này, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng định hướng ưu tiên đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học - công nghệ giai đoạn 2023-2025, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa.

Trường Chính trị tỉnh với định hướng ưu tiên đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa

Để thực hiện được mục tiêu, quan điểm đề ra trong Nghị quyết số 58/NQ-TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, coi trọng việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ. Đứng trước yêu cầu này, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng định hướng ưu tiên đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học - công nghệ giai đoạn 2023-2025, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa.

Trường Chính trị tỉnh với định hướng ưu tiên đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa

Tiến sỹ Lương Trọng Thành, Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh chủ trì Hội thảo khoa học thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng các mô hình, điển hình góp phần hoàn thành các tiêu chí trường chính trị chuẩn hiện nay.

Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ (KH&CN) là một thành tố đóng vai trò rất quan trọng. Xét về lý thuyết cũng như thực tiễn, cho thấy KH&CN luôn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tổng cung và tổng cầu. KH&CN góp phần mở rộng khả năng phát hiện và khai thác có hiệu quả các nguồn lực. Sản phẩm KH&CN đóng góp trực tiếp vào GDP, quyết định chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu.

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế - xã hội, từ năm 2015 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định: “Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu đại hội(1).

Do được xác định là 1 trong 4 khâu đột phá của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, nhờ đó KH&CN đã trở thành động lực quan trọng nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Là đơn vị sự nghiệp của tỉnh, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở...; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; đặc biệt để cụ thể hóa các chương trình trọng tâm, các khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 - 2015 và nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã xác định thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; cung cấp luận cứ khoa học để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Theo đó, từ năm 2011 đến nay được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của Sở KH&CN, hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định. Nhà trường đã đề xuất và tổ chức nghiên cứu 14 đề tài khoa học cấp tỉnh, trong đó có 11/14 đề tài nghiên cứu được đánh giá, nghiệm thu, 10/11 đề tài xếp loại xuất sắc. Đặc biệt năm 2020 đề tài KH&CN Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy và quản lý của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay” đã đoạt giải B Giải thưởng KH&CN cấp tỉnh năm 2020.

Các đề tài KH&CN cấp tỉnh của nhà trường tập trung vào 3 nhóm nội dung cơ bản đó là: (1) Nghiên cứu, xây dựng các chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng; nghiệp vụ dân vận cho cán bộ MTTQ và một số tổ chức đoàn thể; giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã; kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ cấp xã... góp phân nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường. (2) Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp xã như nâng cao năng lực quản lý điều hành của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc UBND huyện; nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức cấp xã; phát triển đội ngũ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay... góp phần nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. (3) Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền trong xây dựng nông thôn mới; chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã; phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; đề xuất, kiến nghị các giải pháp về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và xây dựng đội ngũ cán bộ ở địa phương, cơ sở.

Nét mới và sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường là từ các sản phẩm nghiên cứu, Trường Chính trị tỉnh đã phối hợp với các nhà xuất bản có uy tín biên tập 35 đầu sách tham khảo, chuyên khảo phục vụ công tác nghiên cứu, dạy - học, công tác lãnh đạo, quản lý của nhà trường và cấp ủy, chính quyền, địa phương cơ sở. Trong đó, có nhiều đầu sách đã được Ban Tuyên giáo Trung ương đưa vào chương trình sách quốc gia và giao cho Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với Trường Chính trị tỉnh biên tập phục vụ các xã, phường, thị trấn trong cả nước.

Với việc chủ động nghiên cứu và xây dựng các chương trình bồi dưỡng, các đề tài nghiên cứu đã giúp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới là chuyển mạnh từ đào tạo là chủ yếu sang đào tạo và bồi dưỡng; Một số đề tài nghiên cứu không chỉ phục vụ trực tiếp cho nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường mà có đóng góp cho việc hoàn thiện lý luận; bước đầu cung cấp được các luận cứ khoa học phục vục cho công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở và tư vấn thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII mở ra tầm nhìn phát triển của đất nước cho từng giai đoạn: Đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao (2).

Tại Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định phấn đấu đến năm 2025 Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030, trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước (3). Nghị quyết yêu cầu tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ (4); tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nhất là phải xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới (5).

Để thực hiện được mục tiêu, quan điểm này đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao ứng dụng và phát triển mạnh KH&CN, coi trọng việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN; chủ động tích cực tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững (6).

Theo đó, mục tiêu nhà trường đặt ra là, nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của những quan điểm mới của Đảng, Nhà nước về các lĩnh vực Xây dựng được các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, quy trình tổ chức và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; quy trình xây dựng và nhân rộng các mô hình... Đề xuất, kiến nghị với Tỉnh ủy, UBND tỉnh hoàn thiện thể chế, thiết chế, cơ chế vận hành, phối hợp và đổi mới phương thức quản trị, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp trong xây dựng Đảng; xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị; trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững...

Nhà trường sẽ bám sát các chương trình trọng tâm, khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; Kết luận số 729-KL/TU, ngày 14-2-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án “Phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025", để tập trung vào một số nhóm nhiệm vụ sau:

Về lĩnh vực kinh tế: Nghiên cứu các vấn đề về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn; liên kết xây dựng chuỗi giá trị; tích tụ đất đai nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP...

Về lĩnh vực văn hóa: Nghiên cứu về văn hóa Đảng, văn hóa công vụ, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức; xây dựng tác phong hình ảnh của cán bộ, công chức tỉnh Thanh Hóa; phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử; về xây dựng hình ảnh con người xứ Thanh; xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình trong thực hiện các phong trào thi đua của tỉnh; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

Về lĩnh vực xã hội: Nghiên cứu các vấn đề về chính sách an sinh xã hội, công tác giảm nghèo nhanh và bền vững; giải quyết việc làm; phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân; cơ chế tự chủ trong giáo dục...

Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; công tác tạo nguồn và kết nạp đảng viên; chất lượng, hiệu quả sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; công tác cải cách hành chính; nâng cao năng lực thực thi thủ tục hành chính của cán bộ, công chức cấp xã; xây dựng chính quyền các cấp kiến tạo, phục vụ; nâng cao chỉ số PCI (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), chỉ số PAPI (quản trị và hành chính công) của chính quyền cấp huyện, cấp xã; chỉ số DCCI (chỉ số về năng lực cạnh tranh các sở, ban ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện); nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp huyện, cấp xã; nâng cao năng lực xử lý tình huống của cán bộ, công chức cấp xã...

Vè công tác xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ: Nghiên cứu giải pháp đánh giá hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng; giải pháp nâng cao năng lực tổ chức và thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp; năng lực xử lý tình hưống, năng lực tổng kết thực tiễn của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; nâng cao chất lượng hoạt động của các chức danh kiêm nhiệm, nhất là chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn; cơ chế, chính sách khuyến khích đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo vì lợi ích chung...

Về nghiên cứu và phát triển lý luận: Nghiên cứu làm rõ những giá trị bền vững của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời nghiên cứu, nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị; lười, ngại học lý luận chính trị, nghị quyết của Đảng.... từ đó có giải pháp khắc phục; chủ động đấu tranh, phản bác các quan điểm sái trái, thù địch; nghiên cứu mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ chế lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền và làm chủ của Nhân dân...

Các giải pháp được nhà trường đặt ra là phát huy vai trò của Đảng ủy, Ban Giám hiệu trong việc: (1) kịp thời quán triệt các văn bản, nghị quyết của Đảng về phát triển KH&CN; đặc biệt là Kế hoạch số 27-KH/TU, ngày 13-8-2021 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN; chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển KT-XH nhanh và bền vững” nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của dội ngũ cán bộ, đảng viên nhà trường trong việc nghiên cứu và coi đây là hoạt động quan trọng sớm hoàn thành tiêu chí xây dựng trường chính trị đạt chuẩn trước năm 2025 theo kết luận của Ban Thường vụ, đồng thời là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ; (2) phê duyệt chương trình nghiên cứu giai đoạn 2023 - 2025; (3) tiếp tục tạo cơ chế, môi trường thúc đẩy phong trào thi đua 5 tốt: “nghiên cứu tốt; tham mưu tốt; quản trị tốt, dạy - học tốt, tư vấn tốt”. Trong đó, thực hiện tốt phương châm xã hội hóa nghiên cứu tìm hiểu, ưu tiên nghiên cứu phát hiện, khuyến khích nghiên cứu tư vấn; coi nghiên cứu cấp khoa/phòng là nền tảng; nghiên cứu cấp trường là nâng cao; nghiên cứu cấp tỉnh là đột phá. Phát huy vai trò của Hội đồng khoa học và các nhóm nghiên cứu trong việc: (1) cụ thể hóa định hướng nghiên cứu thành các nhiệm vụ khoa học cấp trường và cấp tỉnh giai đoạn 2023 - 2025; (2) phối hợp với các cơ quan, đơn vị đặc biệt là Sở KH&CN, kịp thời đề xuất với Hội đồng khoa học tỉnh, UBND tỉnh phê duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp tỉnh; (3) tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng nghiên cứu và sử dụng phát huy có hiệu quả các sản phẩm góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo vì sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cùng với sự chủ động đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu, nhà trường đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh tăng cường đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu; Hội đồng khoa học tỉnh mở rộng các nhiệm vụ đấu thầu. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phát huy, sử dụng có hiệu quả các sản phẩm nghiên cứu như tăng cường công tác truyền thông; đối với kết quả nghiên cứu có chất lượng tốt cần tiếp tục hỗ trợ, lồng ghép với các nguồn lực khác để tăng số lượng đầu sách phục vụ cho xã, phường, trị trấn và phát triển văn hóa đọc trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

TS Lương Trọng Thành

Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

(1) Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

(2) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, tr36

(3), (4), (5), (6) Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nxb Thanh Hóa.


TS Lương Trọng Thành

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]