(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các ngành/lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội với những công nghệ số mang tính đột phá như: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), internet vạn vật (IoT), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), chuỗi khối (Blockchain). Sự phát triển và ứng dụng các công nghệ số này mở ra nhiều cơ hội, triển vọng mới, mô hình kinh doanh mới, tạo ra giá trị mới và thay đổi cách quản trị xã hội, sản xuất, kinh doanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kỳ vọng tạo đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng chính quyền điện tử

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các ngành/lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội với những công nghệ số mang tính đột phá như: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), internet vạn vật (IoT), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), chuỗi khối (Blockchain). Sự phát triển và ứng dụng các công nghệ số này mở ra nhiều cơ hội, triển vọng mới, mô hình kinh doanh mới, tạo ra giá trị mới và thay đổi cách quản trị xã hội, sản xuất, kinh doanh.

Kỳ vọng tạo đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng chính quyền điện tử

Tòa nhà Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh đã được đầu tư hoàn thiện.

Tại Thanh Hóa, việc ứng dụng công nghệ số cũng đã được các doanh nghiệp (DN) chú trọng. Hiện nay, các DN trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh, cụ thể: Có tới 70% DN của tỉnh đã sử dụng thư điện tử trong hoạt động giao dịch và trao đổi thông tin với khách hàng; 50% DN có website riêng để cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm; 35% DN tham gia website thương mại điện tử để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; 10% DN ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh; 70% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán bằng thẻ thanh toán và thanh toán qua phương tiện điện tử; 50% các DN cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông, truyền thông trên địa bàn tỉnh chấp nhận thanh toán phí dịch vụ của các hộ gia đình qua phương tiện điện tử; 20% cơ sở kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ, như vận tải, văn hóa, thể thao và du lịch phát triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng. Việc phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh đang trong quá trình được hình thành, một số hoạt động kinh tế số nổi bật như: thương mại điện tử, mua bán trực tuyến qua các website lớn, như: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo, quảng cáo trực tuyến (Facebook, Instagram, Twitter,...), dịch vụ nội dung số, dịch vụ gọi xe công nghệ, sử dụng ví điện tử, thanh toán trực tuyến...

Để cung ứng các dịch vụ chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu của DN, hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã hình thành và phát triển hơn 500 DN hoạt động có liên quan đến lĩnh vực CNTT, với các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu gồm: cung cấp sản phẩm, linh kiện điện tử, máy tính, viễn thông (chiếm 67%); sản xuất, gia công dịch vụ phần mềm và sản xuất nội dung số (chiếm 8%); dịch vụ CNTT (chiếm 25%).

Xác định vai trò của chuyển đổi số trong nền kinh tế và xây dựng chính quyền điện tử, tỉnh Thanh Hóa xác định sẽ thực hiện 3 khâu đột phá trong lĩnh vực này, đó là: Nghiên cứu, xây dựng, ban hành nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025, định hướng năm 2030; chú trọng đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số; đổi mới phương thức chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển DN công nghệ số, công nghiệp sáng tạo, thương mại điện tử; thúc đẩy chuyển đổi xã hội số, trọng tâm là đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số cho người dân và DN.

Để thúc đẩy lộ trình ứng dụng công nghệ số và thúc đẩy lộ trình xây dựng chính quyền điện tử, tỉnh Thanh Hóa cũng đã dành nguồn vốn đầu tư xây dựng khu CNTT tập trung. Tại đây, sẽ tập trung các hoạt động nghiên cứu - phát triển, đào tạo, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ CNTT, cung cấp hạ tầng, cung ứng dịch vụ CNTT cho các tổ chức, DN và các hoạt động khác liên quan đến CNTT. Hiện nay, Khu CNTT của tỉnh quy mô 12 tầng, đầu tư xây dựng trên diện tích 7,35 ha, với 8 phân khu, bao gồm: khu văn phòng, trụ sở làm việc phục vụ công tác quản lý điều hành (tòa nhà điều hành), khu nghiên cứu - phát triển, trưng bày giới thiệu sản phẩm, khu sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ CNTT, khu tài chính ngân hàng, khu sinh thái phục vụ dân sinh, khu hạ tầng kỹ thuật, khuôn viên cây xanh và đất giao thông đã được hoàn thiện.

Tỉnh Thanh Hóa cũng đang nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ hoạt động trong khu CNTT, với các chính sách cụ thể, như: chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào Khu CNTT của tỉnh; chính sách hỗ trợ các sản phẩm phần mềm của tổ chức, cá nhân, DN hoạt động trong khu CNTT trong Tòa nhà Trung tâm CNTT tỉnh Thanh Hóa; chính sách hỗ trợ đơn giá thuê hạ tầng kỹ thuật - dịch vụ CNTT; chính sách hỗ trợ đơn giá thuê mặt bằng cho tổ chức, cá nhân, DN hoạt động trong Tòa nhà Trung tâm CNTT tỉnh Thanh Hóa...

Việc hình thành khu CNTT tập trung và đi vào hoạt động trong thời gian tới sẽ là hạt nhân cho sự phát triển ngành công nghiệp CNTT của tỉnh, giúp hình thành và phát triển các loại hình DN số, DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo, “dẫn dắt” các DN chuyển đổi số thành công và là “chìa khóa” để phát triển kinh tế số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]