(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững, những năm qua, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học (Sở Khoa học và Công nghệ) đã không ngừng đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ (KHCN) vào sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững

Với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững, những năm qua, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học (Sở Khoa học và Công nghệ) đã không ngừng đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ (KHCN) vào sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hoạt động cấy giống nấm thương phẩm tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa.

Theo đó, trong hoạt động nghiên cứu khoa học, từ năm 2011 đến nay, trung tâm đã triển khai 1 nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước, 2 nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh đã được nghiệm thu và đánh giá cao về kết quả thực hiện, 3 nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh đang triển khai thực hiện. Tiêu biểu như, Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp tại Thanh Hóa”. Qua thực hiện dự án, trung tâm đã làm chủ được công nghệ và sản xuất giống nấm cấp 1, 2, cấp 3 các loại nấm rơm, nấm sò, mộc nhĩ, linh chi, nấm mỡ, nấm đùi gà, kim châm... cung cấp giống cho sản xuất nấm trong và ngoài tỉnh. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật được đào tạo chuyên sâu của trung tâm thường xuyên tư vấn kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân trong tỉnh, tiết kiệm đáng kể về chi phí phải đi học nghề sản xuất nấm ở Hà Hội, TP Hồ Chí Minh... của người dân. Qua đó, tạo được niềm tin cho nông dân trong tỉnh về phát triển nghề trồng nấm với hàng trăm mô hình được xây dựng, hàng ngàn lao động tham gia có mức thu nhập ổn định. Đặc biệt, thông qua sản xuất nấm, phụ phẩm nông nghiệp sẵn có như rơm, rạ, mùn cưa... được sử dụng, giảm sự gây ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ, mùn cưa hay đổ xuống các kênh, hồ, sông, suối... Hay như Dự án “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình sản xuất giống nấm và nấm thương phẩm (nấm sò, nấm mộc nhĩ) tại tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào”. Theo đó, trung tâm đã chuyển giao công nghệ và đào tạo được 4 cán bộ kỹ thuật của tỉnh Hủa Phăn nắm vững kỹ thuật công nghệ nhân giống nấm vào sản xuất nấm sò, nấm mộc nhĩ thương phẩm, sơ chế nấm khô và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải sản xuất nấm thương phẩm; tập huấn kỹ thuật sản xuất nấm thương phẩm cho 50 cán bộ khuyến nông và 50 người dân tại tỉnh Hủa Phăn. Đến nay, Trung tâm Hữu nghị và sản xuất giống nấm thanh niên tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào đã làm chủ được công nghệ nhân giống nấm cấp 1, 2, 3 và sản xuất nấm thương phẩm (nấm sò, nấm mộc nhĩ).

Cùng với nghiên cứu, hoạt động khảo nghiệm, tuyển chọn giống cây trồng phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp và nông thôn cũng được trung tâm chú trọng. Trong những năm qua, trung tâm đã phối hợp với các tổ chức trong và ngoài tỉnh khảo nghiệm và hoàn thiện quy trình trồng một số giống hoa lily, lưu giữ và nhân giống hoa đồng tiền, phục tráng và nhân nhanh giống bưởi Luận Văn và xây dựng quy trình trồng bưởi Luận Văn; chọn, ươm, nhân giống và trồng khảo nghiệm cây mây nếp tại huyện Như Thanh; trồng khảo nghiệm giống cây cam valencia, nhân nhanh giống dứa cayen có năng suất cao, giống hoa lan quý hiếm và giống mía chịu hạn, có năng suất cao; lưu giữ, nhân nhanh giống chuối tiêu sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật... Ngoài ra, trung tâm còn chủ động liên kết, phối hợp đưa nhiều ứng dụng KHCN vào sản xuất và đời sống, như dạy nghề trồng nấm cho nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; tập huấn kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi, nấm sò, nấm rơm cho phụ nữ tại các xã ở các huyện Đông Sơn, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Triệu Sơn, Ngọc Lặc...

Ông Đỗ Văn Huân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa chia sẻ: Kết quả nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống của trung tâm trong nhiều năm qua đã đóng góp một phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhất là giải quyết nhu cầu về giống, quy trình sản xuất... Phát huy kết quả đạt được, trong những năm tới, trung tâm tiếp tục tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KHCN theo định hướng chương trình KHCN trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, ưu tiên hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm thương mại hóa; xây dựng một số quy trình sản xuất giống với quy mô công nghiệp; du nhập, khảo nghiệm, tuyển chọn và phục tráng các giống cây trồng để tạo nguồn giống cây trồng sạch bệnh, có năng suất cao phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là khu nông nghiệp công nghệ cao. Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học mới với trang bị máy móc, thiết bị hiện đại và đồng bộ, tích cực hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nền công nghệ sinh học tiên tiến để học hỏi kinh nghiệm, thu hút đầu tư, tranh thủ sự giúp đỡ nhằm phát triển nhanh, mạnh và vững chắc công nghệ sinh học.


Bài và ảnh: Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]