[E-Magazine] - Đam mê sáng tạo - Khơi nguồn thành công!

[E-Magazine] - Đam mê sáng tạo - Khơi nguồn thành công!

Mỗi một thành công đều bắt đầu từ những ý tưởng vượt qua khuôn khổ thông thường và niềm đam mê sáng tạo không giới hạn. Dẫu sự thành công có khi sẽ vấp phải những khó khăn trong thực tế, thậm chí có cả thất bại; song, điều đó không những không làm họ nản chí, mà còn trở thành động lực để họ tiếp tục trăn trở tìm tòi, nghiên cứu để đi đến cùng thành quả ngọt ngào.

[E-Magazine] - Đam mê sáng tạo - Khơi nguồn thành công!

Chính sự đam mê, kiên trì sáng tạo ấy đã mang đến những thành công cho nhóm tác giả: Trịnh Việt Dũng (Chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Duy Thành, Lê Quý Mây, Lê Viết Hùng, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Văn Hà, Trịnh Đăng Thọ, Nguyễn Thanh Đồng, đều làm việc tại Công ty CP mía đường Lam Sơn – đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021) với giải pháp, sáng kiến: “Thiết kế, chế tạo, lắp đặt hoàn thiện hệ thống Affination sản xuất đường Refined từ đường thô, đường vàng chất lượng thấp”.

[E-Magazine] - Đam mê sáng tạo - Khơi nguồn thành công!

Trong những năm qua, Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã thu mua các loại đường đưa vào chế luyện thương mại là các loại đường trắng RS của các nhà máy trong nước, đường vàng và các loại đường thô không đủ tiêu chuẩn cung cấp ra thị trường để chế luyện lại. Khi đó nhà máy chỉ lắp đặt 1 hệ thống kết hợp thiết bị hiện có để đưa đường thô, đường vàng vào chế luyện lại bằng cách phối trộn đường thô cùng với đường non A trên dây chuyền sản xuất từ mía. Tuy nhiên hiệu quả chế luyện không cao. Hiệu suất tổng thu hồi thấp, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất và chất lượng sản phẩm.

[E-Magazine] - Đam mê sáng tạo - Khơi nguồn thành công!

Từ các yêu cầu về quá trình công nghệ, nhóm tác giả đã đưa ra giải pháp: “Thiết kế, chế tạo, lắp đặt hoàn thiện hệ thống Affination sản xuất đường Refined từ đường thô, đường vàng chất lượng thấp”. Theo đó, để đưa được đường thô vào chế luyện, đủ đáp ứng được yếu tố đầu vào cho quá trình chế luyện phía sau, đường thô phải được xử lý (Rửa lại hạt đường) để loại bỏ bớt chất không đường, giảm độ màu xuống 1000-1200IU. Quá trình này gọi là quá trình Affination. Bên cạnh đó, thiết kế kho chứa kết hợp lắp đặt hệ thống Affination mới có tổng diện tích 3.550 m2, sức chứa 16.000 tấn. Chế tạo, lắp đặt hoàn thiện hệ thống đưa đường thô vào chế luyện có công suất 450 tấn/ngày. Toàn bộ thiết bị chính của hệ thống sẽ được lắp đặt, kết nối cùng các thiết bị trên dây chuyền hiện tại để có thể chạy kết hợp trong vụ sản xuất chính hoặc sản xuất ngoài vụ ép.

[E-Magazine] - Đam mê sáng tạo - Khơi nguồn thành công!

[E-Magazine] - Đam mê sáng tạo - Khơi nguồn thành công!

Giải pháp “Thiết kế, chế tạo, lắp đặt hoàn thiện hệ thống Affination sản xuất đường Refined từ đường thô, đường vàng chất lượng thấp” cơ bản đã khắc phục được các tồn tại của nhà máy trước khi lắp đặt hệ thống. Hiệu suất tổng thu hồi được tăng từ 93% lên 96,1%. Chất lượng dịch hòa tan đầu vào của hệ thống tinh luyện được duy trì ổn định 1000-1200IU, độ màu sau Cacbonat giảm được 50%, tạo điều kiện tốt cho hệ thống trao đổi ION (IER) làm việc. Bởi vậy chất lượng sản phẩm đường RE khá tốt so với trước khi lắp đặt hệ thống. Khắc phục sự thiếu hụt trầm trọng sản lượng đường của Công ty do thiếu mía nguyên liệu, đủ đáp ứng cung cấp sản phẩm đường tinh luyện chất lượng cao cho các khách hàng truyền thống lớn như Pepsi, Cocacola và các khách hàng khó tính.

[E-Magazine] - Đam mê sáng tạo - Khơi nguồn thành công!

Ngoài việc tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty, giải pháp còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội, đó là tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Với chi phí thiết kế, chế tạo, lắp đặt toàn bộ từ nhà kho, đến hoàn thiện hệ thống đều do đội ngũ lãnh đạo, các kỹ sư, công nhân trong công ty đảm nhiệm nên giá thành đầu tư ở mức hợp lý. Sau khi lắp đặt hệ thống Afination, nhà máy hoàn toàn có thể luyện đường ngoài vụ độc lập bằng cách sử dụng các nhiêu liệu sinh khối để đốt lò hơi như: vỏ trấu, vỏ cây băm, mùn cưa, ... là phế phẩm của các nhà máy chế biến gỗ trong và ngoài tỉnh. Trong quá trình luyện đường, nhà máy cũng sẽ kết hợp với phát điện để tiêu dùng nội bộ và bán lên lưới điện quốc gia.

[E-Magazine] - Đam mê sáng tạo - Khơi nguồn thành công!

Ưu điểm lớn nhất của giải pháp chính là ngoài việc đưa đường thô vào luyện còn có thể đưa đường vàng hoặc đường trắng RS vào luyện mà vẫn đáp ứng được quá trình công nghệ. Chi phí đầu tư rẻ. Toàn bộ quá trình Aff chỉ cần 3 lao động là có thể vận hành ổn định cả hệ thống. Hệ thống thiết bị được lắp đặt ở cos(-) do vậy các nguồn nước, dịch rơi vãi đều được thu gom sạch sẽ vừa đảm bảo thu hồi và không phát thải ra môi trường.

[E-Magazine] - Đam mê sáng tạo - Khơi nguồn thành công!

Lớn hơn về mặt kinh tế đó chính là hiệu quả xã hội: Do sản lượng mía nguyên liệu hiện tại chỉ đủ cho nhà máy sản xuất khoảng 55-60 ngày vì vậy chi phí bảo trì, khấu hao tài sản cố định nhà máy tăng cao, công nhân không có công ăn việc làm phải nghỉ chờ việc dẫn đến khó khăn về mặt kinh tế. Với giải pháp này nhà máy có thể đưa thêm 70.000-80.000 tấn đương thô vào luyện, thời gian luyện tăng thêm từ 100-120 ngày. Với lợi thế có thể chạy luyện đường độc lập ngoài vụ từ nguồn nhiên liệu sinh khối và các phế phẩm của các nhà máy chế biến gỗ, sẽ góp phần giảm thiểu phần nào hiệu ứng nhà kính, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà máy chế biến gỗ cùng phát triển bền vững.

[E-Magazine] - Đam mê sáng tạo - Khơi nguồn thành công!

Chia sẻ về quá trình thực hiện giải pháp và những ý tưởng mang đến thành công, Kỹ sư Trịnh Việt Dũng, Giám đốc nhà máy đường 2, Chủ nhiệm đề tài cho biết: Trong vài năm trở lại đây, nhu cầu thị trường đường tại Việt Nam đang ổn định ở mức từ 2 đến 2,2 triệu tấn. Tuy nhiên tổng sản lượng đường sản xuất trong nước chỉ đạt mức 1,6-1,7 triệu tấn. Do thực hiện các hiệp định thương mại bắt đầu có hiệu lực (CPTPP, EVFTA,ATIGA) đường từ các nước có sản lượng lớn được nhập khẩu đưa về Việt Nam với giá rẻ, cạnh tranh kéo giá trị đường trong nước giảm sâu. Trong khi đó ngành Nông nghiệp sản xuất mía nguyên liệu của Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh cả về chất lượng lẫn chính sách. Giá đường giảm, giá thu mua mía nguyên liệu giảm theo, nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sản lượng mía giảm sâu, các nhà máy phải chạy ở dưới mức công suất thiết kế, một số nhà máy phải dừng sản xuất do thiếu nguyên liệu dẫn đến sụt giảm sản lượng đường các loại.

Việc đưa đường thô, đường vàng chất lượng thấp vào chế luyện lại kết hợp trong và ngoài vụ sản xuất để tăng thêm sản lượng đường luyện thành phẩm đáp ứng đủ nguồn cung cho thị trường là yếu tố tất yếu của các nhà máy có công nghệ luyện đường nhằm bổ xung lượng đường thành phẩm do thiếu hụt nguyên liệu mía. Tuy nhiên với dây chuyền và công nghệ hiện có của Nhà máy sẽ không đáp ứng được việc luyện đường thô, đường vàng có tỉ lệ tạp chất lớn, độ màu cao. Do vậy việc thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống Affination là nhu cầu tất yếu cho quá trình chế luyện.

[E-Magazine] - Đam mê sáng tạo - Khơi nguồn thành công!

Giải thưởng cao quý của ngày hôm nay là tiền đề để cá nhân Kỹ sư Trịnh Việt Dũng và nhóm tác giả tiếp thêm động lực cho những đam mê không giới hạn ở những năm tiếp theo. “Nguồn nguyên liệu sinh khối từ phế phẩm của các nhà máy chế biến gỗ trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các vùng lân cận như (vỏ cây, mùn cưa…) mục tiêu của chúng tôi dùng đốt lò phát điện kết hợp luyện đường ngoài vụ sẽ thu được điện sinh khối cũng như giảm phát thải nhà kính. Đây là 1 trong những mục tiêu mà chúng tôi dự kiến thực hiện trong năm nay. Ngoài ra theo các chương trình tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu thêm tận dụng thiết bị hiện có thu gom rác thải sinh hoạt của người dân sau khi được phân loại tính toán phù hợp đưa vào chương trình cho tương lai". Anh Dũng cho biết thêm.

[E-Magazine] - Đam mê sáng tạo - Khơi nguồn thành công!

Bài và ảnh: Trần Hằng

Đồ họa: Mai Huyền

Xuất bản: 2:17:05:2022:15:01

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM