Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là các tác giả thuộc nhóm 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
GS. Martin Andrew Green (Đại học New South Wales, Úc) - Chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2023, thành viên mới của Hội đồng Giải thưởng VinFuture 2024 - trình bày trước 1.000 cán bộ giảng viên, nhà nghiên cứu và sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội vào sáng ngày 20/12/2023.
Ở mùa giải 2024, các đề cử tiếp tục bao phủ đa dạng nhiều lĩnh vực thiết yếu như y tế và chăm sóc sức khỏe (chiếm 36,3%), năng lượng bền vững (24,6%), môi trường và biến đổi khí hậu (15,2%), ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong đa ngành (13,8%) và nông nghiệp (10,1%).
Trong đó, nhiều đề cử thuộc các lĩnh vực mới tiên phong như khám phá và thiết kế thuốc mới bằng trí tuệ nhân tạo; những giải pháp có tiềm năng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; các nguồn năng lượng hay quy trình sử dụng năng lượng bền vững mới; xây dựng các hệ thống nông nghiệp thông minh tiết kiệm và những nghiên cứu về các vật liệu, thiết bị và quy trình mới tối ưu có khả năng ứng dụng trong hoạt động đời sống cấp thiết hàng ngày...
Các chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2023 giao lưu với sinh viên Trường Đại học VinUni tại sự kiện ngày 21/12/2023.
Số lượng các nhà khoa học quốc tế trở thành đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng VinFuture mùa 4 cũng tăng mạnh với tổng cộng 9.101 người. Đây là mức tăng hơn 70% so với 5.264 đối tác của mùa giải thứ 3 và tăng gần 8 lần so với 1.200 đối tác của mùa đầu tiên. Trong số này, các nhà khoa học đối tác chủ yếu đến từ châu Mỹ (chiếm 31,4%), tiếp đến là châu Âu (28,3%), châu Á (26,0%), châu Phi (7,3%) và châu Đại Dương (7,0%).
Đáng chú ý, trong số 9.101 đối tác đề cử, có 1.347 đối tác (14,8%) là cácnhà khoa họcthuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới và 5.989 chuyên gia đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu thế giới. Danh sách các viện, đại học có thể kể đến nhưĐại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Stanford (Hoa Kỳ), Đại học British Columbia (Canada), Đại học Cambridge, Đại học Oxford (Anh), Đại học Quốc gia Singapore (Singapore), Đại học Tokyo (Nhật Bản), Đại học Quốc gia Úc (Úc)... Sự tham gia của các nhà khoa học xuấtsắcvà những chuyên gia đầu ngành đã giúp nâng cao chất lượng của những công trình được đề cử xét Giải thưởng VinFuture.
TS. Lê Thái Hà, Giám đốc Điều hành Quỹ VinFuture cho biết: “Trong mùa giải VinFuture năm thứ 4, sự gia tăng về số lượng và chất lượng của các công trình tham gia xét giải cho thấy tầm nhìn và sứ mệnh của Giải thưởng VinFuture đã được khẳng định, với những tiêu chí toàn diện và thiết thực hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng triệu người, song song với bảo đảm các tiêu chí phát triển bền vững. Đa số các công trình đề cử là kết quả của những dự án hợp tác xuyên biên giới và đa ngành, vượt ra khỏi những khuôn khổ giới hạn. VinFuture mong muốn thông qua việc tôn vinh các công trình đề cử xứng đáng sẽ mang đến những tác động tích cực, góp phần thúc đẩy những sáng kiến khoa học công nghệ đột phá trên khắp thế giới”.
Vòng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 1/6/2024 đến ngày 31/8/2024, nhằm xem xét kỹ lưỡng và lựa chọn ra những công trình ấn tượng, xứng đáng nhất để tiến vào vòng xét giải cuối cùng. Hội đồng Sơ khảo gồm 10thành viên sẽ đánh giá các đề cử dựa trên quy trình xét duyệtnghiêm ngặtvà các chuẩn mực quốc tế cao nhất, nhằm đảm bảo tính khoa học, công bằng và minh bạch. Các tiêu chí đánh giá cốt lõi bao gồm mức độ tiến bộ trong khoa học công nghệ, tầm ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của con người, cũng như quy mô và sự bền vững của dự án.
Giải thưởng chính VinFuture 2023 trị giá 3 triệu USD đã được trao cho phát minh sản xuất năng lượng xanh bằng pin mặt trời và lưu trữ bằng pin lithium-ion. Năm 2024, giải thưởng VinFuture ghi nhận gần 1500 đề cử bao phủ đa dạng nhiều lĩnh vực thiết yếu.
Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Giải thưởng VinFuture với sứ mệnh “Khoa học phụng sự nhân loại” ngày càng khẳng định được dấu ấn trong cộng đồng khoa học quốc tế bởi tầm nhìn và tiêu chí đánh giá toàn diện. Nhiều Chủ nhân Giải thưởng VinFuture đã tiếp tục được vinh danh ở những giải thưởng quốc tế danh giá và các bảng xếp hạng uy tín thế giới như Chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2021 là TS. Katalin Karikó và GS. Drew Weissman được vinh danh ở Giải Nobel Y sinh năm 2023. Gần đây nhất, ba Chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 gồm GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ) được bầu chọn vào Danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024 của tạp chí Time (Hoa Kỳ).
NL
{name} - {time}
-
2025-01-13 08:52:00
Hôm nay, Thanh Hóa nằm trong 20 tỉnh thành miền Bắc rét dưới 10 độ C
-
2025-01-13 08:47:00
Apple phát triển AirTag 2 với phạm vi lớn hơn, bảo mật cao hơn
-
2024-04-30 15:17:00
Giải pháp nâng cao chất lượng xác định các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước
Lắp mạng Viettel Thanh Hóa tư vấn và làm hợp đồng tại nhà
Máy tính công nghiệp - Industrial PC chất lượng, giá tốt tại ATPro
Đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin mạng dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Ứng dụng công nghệ AI thông minh, VNtre.vn nhận được sự quan tâm từ người dùng
Ấn Độ: Phát hiện hóa thạch rắn khổng lồ 47 triệu năm tuổi nặng tới 1 tấn
Tăng cường đảm bảo an toàn thông tin mạng
Các nhà khoa học Trung Quốc thiết kế chip AI quang tử hiệu suất cao
Công bố nhà mạng có chất lượng dịch vụ viễn thông tốt nhất Việt Nam
Đề nghị xử phạt 3 nhà mạng để cuộc gọi rác “lộng hành”