(Baothanhhoa.vn) - Xác định được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của khoa học và công nghệ (KH&CN), tỉnh ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST). Theo đó, đã chuyển giao và ứng dụng thành công nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là các kỹ thuật mới, phức tạp trong khám, chữa bệnh.

Giải pháp nâng cao chất lượng xác định các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước

Xác định được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của khoa học và công nghệ (KH&CN), tỉnh ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST). Theo đó, đã chuyển giao và ứng dụng thành công nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là các kỹ thuật mới, phức tạp trong khám, chữa bệnh.

Giải pháp nâng cao chất lượng xác định các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nướcHội đồng KH&CN tỉnh tổ chức phiên họp xác định nhiệm vụ KH&CN tỉnh năm 2024, định hướng ưu tiên nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2025.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định một trong ba khâu đột phá về KH&CN đó là “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN; chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, giai đoạn 2021-2025”. Thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước của tỉnh, trải qua một quá trình, trong đó có những điểm mốc cơ bản như: xác định rõ vấn đề kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh, nhu cầu đặt ra cần KH&CN phục vụ; tìm kiếm được tổ chức nghiên cứu, phát triển và cá nhân nhà khoa học đảm nhiệm nhiệm vụ, rõ về phương thức KH&CN giải quyết nhiệm vụ đặt ra; làm ra sản phẩm KH&CN; ứng dụng sản phẩm nghiên cứu vào cuộc sống. Các điểm mốc quan trọng có tác dụng sàng lọc để loại bỏ hoặc cho phép nhiệm vụ KH&CN được tiến hành. Việc rút ngắn hay kéo dài thời gian thực hiện có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động KH&CN.

Theo thống kê của Sở KH&CN, năm 2023, Thanh Hóa có 106 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh triển khai trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội (gồm: 70 nhiệm vụ chuyển tiếp, 36 nhiệm vụ mới); tổng kinh phí thực hiện 348,13 tỷ đồng; trong đó tổng kinh phí sự nghiệp khoa học từ ngân sách địa phương là 127,84 tỷ đồng, chiếm 36,7% và 220,29 tỷ đồng là kinh phí đối ứng của tổ chức, doanh nghiệp, chiếm 63,3%). Các nhiệm vụ KH&CN đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y dược, du lịch... Thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, nhiều công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới được nghiên cứu và thử nghiệm; các mô hình sản xuất có hiệu quả được nhân rộng đã và đang phục vụ thiết thực cho sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng khả năng sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm ứng dụng công nghệ cao theo hướng bền vững.

Cụ thể, thông qua thực hiện nhiệm vụ KH&CN, nhiều loại giống mới, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật đã được đưa vào ứng dụng. Tiêu biểu như kỹ thuật canh tác thủy canh, canh tác trong hệ thống nhà kính, nhà lưới gắn với công nghệ thâm canh cao; ứng dụng công nghệ sinh học phân tử. Ứng dụng hệ thống tự động hóa, bán tự động hóa và cơ giới hóa trong chăn nuôi công nghiệp; ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm công nghiệp. Từ đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, làm tăng lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Trong lĩnh vực y tế nhiều thành tựu y học hiện đại đã được nghiên cứu, ứng dụng vào phục vụ công tác khám, điều trị bệnh, năm 2023, đã đưa trên 114 kỹ thuật mới vào chẩn đoán và điều trị bệnh tại các bệnh viện. Trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật và công nghệ, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu, chuyển giao thành công đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và tiến trình CNH, HĐH của tỉnh...

Bên cạnh kết quả đạt được, giai đoạn từ 2016-2023, số lượng đề xuất đặt hàng nhiệm vụ trên địa bàn toàn tỉnh tương đối lớn (khoảng 1.000 nhiệm vụ), tuy nhiên trung bình số lượng đề xuất được UBND tỉnh phê duyệt thông qua chỉ chiếm khoảng 28% so với tổng số đề xuất đặt hàng. Bên cạnh đó, chất lượng của các đề xuất đặt hàng chưa sát với thực tiễn, nhu cầu tại địa phương và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nhiều ý tưởng, đề xuất đặt hàng nhiệm vụ còn nghèo nàn, trùng lắp và thiếu sáng tạo; số lượng các nhiệm vụ KH&CN được nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị đề xuất đặt hàng và cam kết sử dụng còn ít, chưa có nhiều nhiệm vụ có tính đột phá, giải quyết được các vấn đề lớn, cấp thiết trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh...

Nhằm nâng cao chất lượng các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh, theo ông Trần Duy Bình, Giám đốc Sở KH&CN: "Cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ban, sở, ngành, nhất là người đứng đầu về vai trò của KH&CN trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tập trung vào các chương trình KH&CN trọng tâm đã được phê duyệt tại Đề án “Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”; các mục tiêu của Kế hoạch hành động số 27-KH/TU thực hiện khâu đột phá về “Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH&CN; chủ động tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025”. Bên cạnh đó, cần tham mưu, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các quy định quản lý nhiệm vụ KH&CN của tỉnh; rà soát các quy định của pháp luật liên quan, đề xuất với bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến xác định nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước, để làm căn cứ rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của tỉnh. Trong đó, đặc biệt rà soát, sửa đổi bổ sung hoặc thay thế Quyết định số 205/2015/QĐ-UBND ngày 21/1/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành “Quy định xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sử dụng ngân sách Nhà nước, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.

"Ngoài ra, cần mời thêm nhiều chuyên gia, nhà khoa học, đặc biệt là chuyên gia ngoài tỉnh tham gia các hội đồng tư vấn về các lĩnh vực mà địa phương đang thiếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quá trình xác định nhiệm vụ. Đặc biệt, hằng năm cần tổ chức các hội thi đề xuất ý tưởng nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và cấp tỉnh, để thúc đẩy phong trào, phát huy khả năng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân. Qua đó lựa chọn những ý tưởng tốt, ý tưởng sáng tạo, có tính đột phá và khả thi cao để phát triển thành các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh" - ông Bình cho biết thêm.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]