(Baothanhhoa.vn) - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã mở ra cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tại các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là tại các huyện miền núi. Để nâng cao giá trị sản xuất, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm OCOP trên thị trường, nhiều chủ thể kinh tế ở các huyện miền núi đã chú trọng đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, chế biến và kinh doanh.

Ứng dụng khoa học công nghệ góp phần nâng tầm sản phẩm OCOP ở các huyện miền núi

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã mở ra cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tại các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là tại các huyện miền núi. Để nâng cao giá trị sản xuất, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm OCOP trên thị trường, nhiều chủ thể kinh tế ở các huyện miền núi đã chú trọng đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, chế biến và kinh doanh.

Ứng dụng khoa học công nghệ góp phần nâng tầm sản phẩm OCOP ở các huyện miền núiHTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng, xã Yên Thọ (Như Thanh) đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến nấm.

Sản phẩm cam Xã Đoài Như Xuân và cam đường Canh Như Xuân của HTX sản xuất nông nghiệp Thành Công, xã Xuân Hòa (Như Xuân), hiện là những sản phẩm OCOP có lượng tiêu thụ lớn ở hệ thống các siêu thị: Vinmart+, Co.opmart, BigC... Theo chia sẻ của ông Chử Thanh Hải, Giám đốc HTX sản xuất nông nghiệp Thành Công: Để các sản phẩm OCOP của HTX khẳng định được “chỗ đứng” vững chắc trong hệ thống siêu thị, các cửa hàng thực phẩm sạch và chiếm được sự tin tưởng của khách hàng, người tiêu dùng; thời gian qua, HTX không ngừng đẩy mạnh ứng dụng KHCN để cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng cũng như mẫu mã, bao bì sản phẩm. Với 400 ha đất trồng cam (trong đó HTX có 40 ha, còn lại là liên kết với các hộ), chủ yếu trồng hai loại là cam Xã Đoài và cam đường Canh theo quy trình VietGAP. Để nâng cao giá trị sản xuất, giảm sức lao động, HTX đã lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt quanh gốc với diện tích 100 ha. Đây là hệ thống tưới có sử dụng các van bù áp nên rất phù hợp với điều kiện đồi dốc, đảm bảo mỗi cây trong vườn đều nhận được lượng nước như nhau. Hơn nữa, người sản xuất có thể hòa lượng phân bón cần thiết và sẽ được chuyển tải luôn trong hệ thống này. Nhờ đó, cây cam sinh trưởng, phát triển tốt do luôn được cung cấp đủ nước và phân bón. Năm 2020, HTX cũng đã đầu tư xưởng sơ chế, hệ thống kho lạnh để bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, với tổng số tiền 4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc cải tiến, đa dạng về mẫu mã, bao bì; bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc cũng được HTX quan tâm thực hiện thường xuyên.

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, đó là nhiều công nghệ mới đã được ứng dụng vào sản xuất, chế biến. Có thể thấy, các sản phẩm OCOP như: linh chi đỏ, mộc nhĩ khô, nấm bào ngư xám của HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng, xã Yên Thọ (Như Thanh), hiện cũng đang chiếm lĩnh thị trường, với sản lượng thu hoạch từ 60 tấn nấm/năm trở lên, giá trị trung bình khoảng 1,8 tỷ đồng/năm. Trao đổi với ông Lê Đình Trúc, Giám đốc HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng, được biết: Năm 2016, HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng được thành lập. Tận dụng nguồn phế phụ phẩm sẵn có ở địa phương như mùn keo, mùn rơm rạ... ông xây dựng nhà trồng nấm, đầu tư máy móc vào sản xuất, chế biến với số vốn khoảng 500 triệu đồng. Diện tích nấm được trồng sinh trưởng và phát triển khá tốt, cho thu hoạch đều và các sản phẩm cũng được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Sau vài năm ông đã quyết định mở rộng thêm 5.000m2 diện tích trồng nấm và tiếp tục mua máy móc, ứng dụng KHCN vào sản xuất; từ khâu xử lý nguyên liệu, dây chuyền đóng bịch nguyên liệu tự động công suất 2.000 bịch/giờ, đến dây chuyền khử trùng, đóng gói sản phẩm, nhà cấy giống, nhà ươm, nhà nuôi trồng nấm... và dần hoàn thiện quy trình sản xuất theo hướng công nghệ cao. Nhờ đó, mỗi năm HTX của ông xuất ra thị trường khoảng 400.000 - 500.000 bịch nấm các loại. Trong đó, nấm bào ngư là một trong những mặt hàng bán chạy nhất và đây cũng là sản phẩm được đầu tư trồng nhiều nhất tại cơ sở. Ngoài ra, tại HTX còn có nhiều sản phẩm nấm như nấm rơm, mộc nhĩ, nấm mỡ, nấm sò trắng... Một số loại nấm quý như nấm linh chi cũng được đầu tư nuôi trồng. Mỗi năm HTX xuất đi từ 3 - 4 tạ nấm linh chi. Hiện, HTX đã xây dựng cửa hàng bán nông sản sạch tại địa phương để trực tiếp cung ứng sản phẩm nông sản sạch VietGAP và OCOP tới tay người tiêu dùng.

Theo số liệu thống kê, các huyện miền núi hiện có 27 sản phẩm (tính đến ngày 6-8) nông sản, sản vật địa phương được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Những năm qua, việc ứng dụng KHCN là xu thế và giải pháp hữu hiệu được các chủ thể kinh tế ở khu vực miền núi quan tâm thực hiện, qua đó góp phần nâng tầm các sản phẩm OCOP trên thị trường. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Bùi Công Anh, Phó chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, cho biết: Thực hiện quy củ từ xây dựng vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ công nghệ, khắc phục các “nút thắt”, nhược điểm; tới quyền sở hữu trí tuệ, tem nhãn, bao bì, mã số, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm... là các kết quả nổi bật trong việc ứng dụng KHCN trong xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm OCOP của các huyện miền núi. Những năm qua, tỉnh cũng đã và đang có nhiều giải pháp nhằm khuyến khích doanh nghiệp, HTX, các chủ thể đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP, nhất là thông qua những cơ chế, chính sách hỗ trợ về đầu tư, đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối các nhà, hỗ trợ vốn vay xây dựng nhà xưởng; đồng thời, tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu ứng dụng tiến bộ KHCN để tư vấn, hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP tại các địa phương. Cùng với đó, phối hợp với các địa phương tích cực hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, ghi nhãn hàng hóa, mẫu mã bao bì sản phẩm, đăng ký mã số, mã vạch... góp phần khẳng định tên tuổi, nhãn hiệu của sản phẩm trên thị trường... Việc ứng dụng KHCN đã góp phần tạo nên thương hiệu, nâng cao chất lượng của sản phẩm OCOP, được thị trường nhìn nhận, đánh giá cao. Nhiều sản phẩm OCOP ở các huyện miền núi đã đạt tiêu chuẩn cao cung cấp vào hệ thống tiêu thụ của BigC, Vinmart+ và xuất khẩu...

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]