Cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Geminids vào rạng sáng 14/12
Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), cho biết thời điểm lý tưởng nhất để quan sát mưa sao băng này là đêm 13/12 và rạng sáng 14/12.
Một quả cầu lửa rực sáng nằm trong đợt mưa sao băng Geminid năm 2009 (Ảnh: Wally Pacholka).
Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), hiện tượng mưa sao băng Geminids sẽ diễn ra vào đêm 13/12 và đạt đỉnh lúc rạng sáng 14/12. Đây là thời gian thuận lợi để người yêu thiên văn học có thể quan sát một trong những hiện tượng kỳ thú nhất trên bầu trời.
Geminids là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất hàng năm, thường được coi là lớn nhất cùng với mưa sao băng Perseids vào tháng 8. Năm 2024, cực điểm của mưa sao băng Geminids sẽ bị ánh Trăng ảnh hưởng phần nào.
Lý giải về hiện tượng này, nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), cho biết thời điểm lý tưởng nhất để quan sát mưa sao băng này là đêm 13/12 và rạng sáng 14/12.
Trên thực tế, người yêu thiên văn học có thể quan sát lượng sao băng ít hơn vào đêm trước hoặc sau đó, thậm chí từ những đêm đầu tháng 12 đã có thể may mắn nhìn thấy vài sao băng. Dưới điều kiện quan sát lý tưởng với một bầu trời tối không Trăng, người quan sát có thể bắt gặp từ 120 đến 150 vệt sao băng Geminids diễn ra mỗi giờ.
Theo nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, để quan sát rõ mưa sao băng, người quan sát cần xác định được khu vực trung tâm của nó. Đó là chòm sao Gemini (Song Tử) hay chính xác hơn là khu vực lân cận sao Castor - ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao này.
Người quan sát không cần bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào, tốt nhất quan sát bằng mắt thường, nên chọn vị trí quan sát có góc nhìn rộng, ít ánh sáng nhân tạo (tuyệt đối không quan sát ở nơi có ánh đèn chiếu trực tiếp vào mắt). Tư thế quan sát tốt nhất là ngả lưng để ánh mắt luôn hướng lên phía trên.
“Nếu trời nhiều mây hoặc có mưa thì người quan sát sẽ không có cơ hội quan sát bất cứ sao băng nào. Nói dễ hiểu hơn, nếu không thể nhìn thấy những ngôi sao sáng nhất như mô tả trên thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ không có sao băng xuất hiện do khí quyển ở nơi họ quan sát quá ô nhiễm, hoặc trời quá nhiều mây," nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn lưu ý.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-07-18 14:49:00
Bão Wipha có thể mạnh lên cấp 12 và ảnh hưởng trực tiếp đến miền Bắc từ ngày 22/7
-
2025-07-18 10:22:00
Asus Vivobook vs Dell Inspiron cuộc đua từ hiệu năng đến thiết kế
-
2025-07-18 08:35:00
Khối đá Sao Hỏa lớn nhất từng tìm thấy trên Trái Đất đạt mức giá kỷ lục
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão WIPHA, Thanh Hóa chủ động ứng phó
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, Thanh Hóa sẽ mưa lớn
Đánh giá HP Victus 16: Sự cân bằng giữa hiệu năng và thiết kế
Trước 31/7 phải gỡ xong điểm nghẽn cản bước chuyển đổi số và công nghệ
Phát hiện lõi trong của Trái Đất đang “biến dạng”
Apple công bố chủ nhân giải thưởng Ứng dụng xuất sắc nhất năm 2024
Mỹ đầu tư hơn 6 tỷ USD nhằm giữ vị thế dẫn đầu về công nghiệp bán dẫn
Hãng Google đặt cược lớn vào tích hợp AI cho tìm kiếm trực tuyến
Meta gỡ bỏ hơn 15.000 liên kết chứa nội dung lừa đảo tại Việt Nam trong năm 2024