(Baothanhhoa.vn) - Từ ngày 1-7-2023, Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân của Chính phủ chính thức có hiệu lực thi hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân, ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân.

Khai thác và bảo vệ dữ liệu cá nhân thời 4.0

Từ ngày 1-7-2023, Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân của Chính phủ chính thức có hiệu lực thi hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân, ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân.

Khai thác và bảo vệ dữ liệu cá nhân thời 4.0Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa tổ chức Hội thảo Hợp tác cùng phát triển và đảm bảo an toàn thông tin mạng trong thời kỳ chuyển đổi số các tỉnh Bắc Trung bộ.

Theo quy định tại Nghị định 13/2023/NĐ-CP: Dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể. Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Trong đó, dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều “tội phạm mạng”, đánh cắp dữ liệu, hình ảnh cá nhân để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Chị Phan Thị Thơ (phường An Hoạch, TP Thanh Hóa) là một trong không ít trường hợp bị đánh cắp thông tin trên trang

facebook cá nhân. Chị Thơ cho biết: "Do tính chất công việc nên mình thường đăng tải thông tin, hình ảnh, số điện thoại cá nhân lên mạng xã hội. Điều mình không thể ngờ là thông tin cá nhân của mình bị đánh cắp, rồi đối tượng còn gọi điện, nhắn tin cho bạn bè, người thân của mình để lừa đảo vay tiền, thậm chí dọa nạt... khiến mình vô cùng bức xúc".

Vừa qua, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố 3 nhóm lừa đảo chính với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng. Trong đó thủ đoạn phổ biến là mạo danh trên không gian mạng để dẫn dụ người dùng và chiếm đoạt tiền. Để chiếm đoạt tiền của nạn nhân, tội phạm thường sử dụng các tài khoản không chính chủ, tài khoản ngân hàng làm từ những giấy tờ giả mạo. Nhằm ngăn chặn các vụ việc trên không gian mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện chuẩn hóa toàn bộ thông tin của các thuê bao viễn thông. Những thuê bao không định danh được chính chủ đều bị khóa không thể sử dụng. Ngân hàng cũng đang phối hợp với Bộ Công an, Trung tâm dữ liệu quốc gia để làm sạch dữ liệu, dọn sạch tài khoản rác và nâng cao cách thức xác thực giao dịch; dùng sinh trắc học, gương mặt của chủ tài khoản để khẳng định chắc chắn là họ đang giao dịch và kẻ gian không thể núp bóng tài khoản người khác để luân chuyển dòng tiền.

Tại Thanh Hóa, xác định năm 2023 là năm của dữ liệu số quốc gia, năm tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới. Thanh Hóa đã hoàn thành Cổng dữ liệu mở của tỉnh với 10 nhóm dữ liệu của 60 cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung và dịch vụ chia sẻ dữ liệu của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh để các cơ quan, đơn vị kết nối, chia sẻ các dữ liệu dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và công khai, minh bạch thông tin của các cơ quan chính quyền cho người dân, doanh nghiệp. Hoàn thành việc kết nối chính thức giữa Cổng dịch vụ công, hệ thống một cửa điện tử tỉnh Thanh Hóa với CSDL quốc gia về dân cư và hệ thống đăng ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Đã hoàn thành và đang kết nối, chia sẻ CSDL đất đai với CSDL quốc gia về dân cư đối với 4/27 huyện (với 95/559 xã, thị trấn, đã hoàn thành xây dựng CSDL địa chính gồm: Triệu Sơn 36/36 xã, thị trấn; Yên Định 29/29 xã, thị trấn; Hà Trung 25/25 xã, thị trấn và Thiệu Hóa 5/25 xã, thị trấn).

Thực hiện liên thông dữ liệu Giấy khám sức khỏe lái xe lên Cổng giám định BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo hướng dẫn của Bộ Y tế; thực hiện chia sẻ dữ liệu ngành thuế và ngành giao thông vận tải nhằm chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh vận tải. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội, công an các cấp đã huy động nguồn lực tham gia rà soát, làm sạch dữ liệu thường xuyên theo yêu cầu của bộ, ngành Trung ương, đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống” như: CSDL về hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công, đất đai, y tế, hộ tịch, nhà ở... Cùng với việc đẩy mạnh liên thông, khai thác dữ liệu, công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng được duy trì vận hành, trực đảm bảo hệ thống Trung tâm An ninh mạng và an toàn dữ liệu tỉnh Thanh Hóa hoạt động tốt 24/24...

Toàn tỉnh cũng đã ghi nhận có 16 cơ quan Nhà nước đang bị lây nhiễm mã độc, kết nối vào mạng máy tính ma botnet. Thực hiện ứng cứu 293 lượt sự cố liên quan đến phần mềm dùng chung. So với cùng kỳ năm 2022 số lượng cơ quan bị lây nhiễm mã độc, kết nối vào mạng máy tính ma botnet giảm (6 tháng đầu năm 2022 đã ghi nhận có 19 cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh đang bị lây nhiễm mã độc, kết nối vào mạng máy tính ma botnet). Đã hoàn thành phê duyệt hồ sơ cấp độ an toàn hệ thống thông tin cho các đơn vị hành chính từ cấp tỉnh đến cấp xã và các đơn vị sự nghiệp trong tỉnh, với số lượng là 856 đơn vị, Thanh Hóa đã phấn đấu hoàn thành sớm hơn so với tiến độ của ủy ban quốc gia về chuyển đổi số giao...

Ông Lê Xuân Lâm, Trưởng phòng Quản lý Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cho biết: Với vai trò là cơ quan thường trực, chuyên trách về công nghệ thông tin, sở cũng triển khai những giải pháp cụ thể về an toàn, bảo mật hệ thống. Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chế, quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện nguyên tắc bảo mật khi sử dụng các hệ thống dữ liệu; cài đặt phần mềm diệt vi-rút và kết nối với hệ thống chống mã độc để kịp thời xử lý sự cố liên quan đến bảo mật thông tin nói chung, trong đó có thông tin cá nhân...

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 13/2023/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định. Do đó, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, bản thân mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức, chủ động bảo vệ dữ liệu cá nhân, chủ động phát hiện sai phạm để khiếu nại, tố cáo tới các cơ quan chức năng để được ngăn chặn, giải quyết.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]