(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện chuyển đổi số là giải pháp quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh cho nông sản. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm và gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh nông sản

Thực hiện chuyển đổi số là giải pháp quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh cho nông sản. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm và gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh nông sảnHTX dịch vụ nông nghiệp Kiên Thọ (Ngọc Lặc) ứng dụng công nghệ tưới tự động trong sản xuất dưa vàng theo hướng công nghệ cao.

HTX dịch vụ nông nghiệp Kiên Thọ (Ngọc Lặc) là một trong những đơn vị tích cực đầu tư chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, nhờ áp dụng các giải pháp đồng bộ, như: nhật ký điện tử, hệ thống quản lý sản xuất bằng điện thoại thông minh, hệ thống tưới tự động, tem truy xuất nguồn gốc QR code... Ông Phạm Văn Kiên, phó giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Kiên Thọ, cho biết: Hiện nay, HTX đã đầu tư 5.000m2 nhà màng để trồng dưa vàng, với hệ thống tưới nhỏ giọt tự động được điều khiển trực tiếp bằng điện thoại thông minh. Thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất giúp HTX giảm tới 90% chi phí sử dụng nhân công, năng suất đạt cao hơn từ 15 đến 20% so với những mô hình sản xuất thông thường trên địa bàn. Ngoài ra, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ trong sản xuất và đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, đã giúp cho HTX mở rộng, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và sự tương tác của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm của HTX. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong chuyển đổi số ở HTX chủ yếu là do thiếu kinh phí, thiếu nguồn lao động có chuyên môn...

Thanh Hóa là tỉnh có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, nguồn lao động dồi dào, cùng với nhiều chính sách kích cầu thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Những năm qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã chủ động ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy nhanh lộ trình số hóa dữ liệu của ngành, hình thành chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch. Công nghệ số đã góp phần thay đổi phương thức quản lý, sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm nhân công, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh nông sản, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Bưu điện tỉnh triển khai hỗ trợ các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, hộ kinh doanh cá thể, HTX, tổ hợp tác, chi tổ hội nghề nghiệp chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa và hướng dẫn đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử postmart.vn để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, góp phần tiêu thụ nông sản khi vào mùa thu hoạch. Phấn đấu trong năm 2022, vận động từ 4.000 trở lên tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh các loại hàng hóa, sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản, vật tư nông nghiệp... giới thiệu và bán sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử của bưu điện (postmart.vn/agri-postmart.vn); xây dựng được 1 điểm quảng bá thương hiệu, giới thiệu và tiêu thụ nông sản, hàng hóa của nông dân Thanh Hóa tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân gắn với các sản phẩm của bưu điện; xây dựng được ít nhất 1 quầy quảng bá, hàng giới thiệu và tiêu thụ nông sản hàng hóa tại bưu điện trung tâm huyện, thị xã, thành phố và những điểm bưu điện văn hóa xã nơi có đủ các điều kiện.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quá trình chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra chậm và gặp nhiều những khó khăn, như: chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ vào chuyển đổi số là tương đối cao, trong khi nguồn lực về tài chính, nhân sự của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản còn nhiều hạn chế; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô nhỏ, thiếu nhân lực nội bộ để vận hành và ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh. Thông tin về các giải pháp, công nghệ số trên thị trường hiện rất đa dạng, phong phú và thường xuyên thay đổi, trong khi năng lực của các doanh nghiệp có nhiều hạn chế, do vậy còn lúng túng trong việc nắm bắt thông tin và lựa chọn giải pháp công nghệ.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]