(Baothanhhoa.vn) - Mạng xã hội (MXH) đang phát triển như một xu thế tất yếu do nhu cầu tìm kiếm thông tin, thiết lập, duy trì các mối quan hệ cá nhân hay chia sẻ tâm tư, giải trí của con người, đặc biệt là đối với giới trẻ. Trong bối cảnh thế giới ngày càng “phẳng”, không thể phủ nhận những tiện ích của MXH, nhưng cũng không loại trừ rất nhiều những rủi ro đã, đang và sẽ còn tiềm ẩn trên MXH. Bản chất của MXH không xấu, xấu hay không là ở chỗ cách thức chúng ta đang sử dụng MXH như thế nào.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội

Mạng xã hội (MXH) đang phát triển như một xu thế tất yếu do nhu cầu tìm kiếm thông tin, thiết lập, duy trì các mối quan hệ cá nhân hay chia sẻ tâm tư, giải trí của con người, đặc biệt là đối với giới trẻ. Trong bối cảnh thế giới ngày càng “phẳng”, không thể phủ nhận những tiện ích của MXH, nhưng cũng không loại trừ rất nhiều những rủi ro đã, đang và sẽ còn tiềm ẩn trên MXH. Bản chất của MXH không xấu, xấu hay không là ở chỗ cách thức chúng ta đang sử dụng MXH như thế nào.

Công an tỉnh Thanh Hóa bắt đối tượng Nguyễn Danh Dũng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Ảnh tư liệu Công an tỉnh

Còn nhớ, cách đây không lâu một người dùng mạng Facebook đã tung tin máy bay rơi ở sân bay Nội Bài với mục đích câu like. Thế nhưng, điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh của ngành hàng không, gây xôn xao dư luận. Từ việc sử dụng MXH, những kẻ xấu đã lợi dụng tung tin đồn, bịa đặt những thông tin xấu tạo ra những “làn sóng” dẫn dắt đám đông theo ý mình muốn. Đặc biệt, nghiêm trọng hơn, các thế lực thù địch, phản động đã và đang đẩy mạnh tài trợ, hậu thuẫn cho các phần tử cơ hội chính trị, bất mãn với chế độ sử dụng MXH để xuyên tạc, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước. Thời gian qua, trên MXH xuất hiện nhiều thông tin xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các địa phương. Thậm chí các đối tượng còn lợi dụng gán ghép thông tin, sự kiện, tạo thông tin ảo, nhằm hạ uy tín, gây xói mòn lòng tin của nhân dân đối với cán bộ lãnh đạo, với chế độ.

Gơ-ben (Paul Joseph Gôbbels), Bộ trưởng Bộ Thông tin quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã, từng nêu một lý thuyết: “Một điều lừa dối bịa đặt khó tin nhất, nếu được nhắc đi nhắc lại trăm ngàn lần sẽ được mọi người tin là thật”. Những chiêu thức ấy đang được các thế lực thù địch, phản động sử dụng triệt để ngày hôm nay tác động đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Điều này đã được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ rõ: “Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”.

Không ít người vẫn ngộ nhận rằng, mọi người đều có quyền đưa thông tin sai sự thật, thông tin bịa đặt... lên mạng mà không phải chịu trách nhiệm gì về những thông tin mình đưa lên.

Năm 2016, Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin (TCTT). Luật này đã quy định quyền và nghĩa vụ của công dân (trong việc TCTT). Đó là những quyền sau: “Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin”. Đồng thời công dân có nghĩa vụ sau: “Tuân thủ quy định của pháp luật về TCTT; ...Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp; Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền TCTT”.

Trước tình hình nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng mạng xã hội, internet vi phạm quyền, lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích cá nhân, Bộ luật Hình sự 2015 đã có những quy định bảo vệ các quyền này. Điều 288 quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông: “Phạt tiền” người nào thực hiện nhằm “thu lợi bất chính”; “gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân” số tiền phạt lên đến hàng tỷ đồng. “Phạt cải tạo không giam giữ” phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với những người: a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông “những thông tin trái với quy định của pháp luật...”.

Hiện nay Cục An toàn thông tin và các nhà mạng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có thể dùng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ truy tìm những đối tượng lợi dụng internet để phát tán thông tin sai sự thật và thông tin thuộc bí mật Nhà nước, tổ chức, cá nhân và xử lý theo pháp luật.

Điển hình là ngày 14-12-2016, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, bắt quả tang Nguyễn Danh Dũng, sinh năm 1987, lập và quản trị nhiều trang web, blog chuyên đăng tải các video clip có nội dung xuyên tạc, bịa đặt đường lối chính sách của Đảng, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng đã bắt giữ và xử lý nhiều trường hợp sử dụng MXH đưa thông tin xuyên tạc.

Tự do ngôn luận, tự do internet không có nghĩa là thích viết gì, đưa gì, nói gì cũng được. Tự do ngôn luận, nhất là sử dụng MXH cũng phải tuân thủ luật pháp, vì lợi ích quốc gia, tôn trọng quyền riêng tư của con người, thể hiện có văn hóa và lòng tự tôn dân tộc. Việc lợi dụng internet để xúc phạm người khác, nguy hại hơn là xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá đất nước sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm minh.

Trong khi các cơ quan chức năng đang tiếp tục hoàn chỉnh luật pháp để quản lý chặt chẽ hơn, đẩy lùi các thông tin xuyên tạc bịa đặt, thông tin “xấu, độc” trên MXH, mỗi người sử dụng MXH cần phải tỉnh táo, cần biết “gạn đục khơi trong”, nhận rõ tính hai mặt của MXH, cảnh giác với những thông tin xấu độc, không like, share một cách vô cảm, tránh tình trạng vô tình tiếp tay cho các hoạt động chống phá, có các hành vi tiêu cực, phản cảm, thiếu văn hóa trên MXH, thậm chí vô tình vi phạm pháp luật.


X. D. Đ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]