(Baothanhhoa.vn) - Cá biệt có những vụ án có nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến việc rất khó khăn khi xác định về tội danh và chứng cứ. Mặt khác, ngay từ khi thụ lý giải quyết các nguồn tin về tội phạm đến suốt quá trình tố tụng, nếu đối tượng là đảng viên, lãnh đạo đơn vị, trí thức có học hàm, học vị cao... các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện quy định về giải quyết vụ việc, vụ án liên quan đến đảng viên; phải báo cáo xin ý kiến hoặc làm các thủ tục gửi nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau dẫn đến kéo dài thời hạn giải quyết.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó khăn, vướng mắc trong giải quyết các vụ án tham nhũng, chức vụ

Cá biệt có những vụ án có nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến việc rất khó khăn khi xác định về tội danh và chứng cứ. Mặt khác, ngay từ khi thụ lý giải quyết các nguồn tin về tội phạm đến suốt quá trình tố tụng, nếu đối tượng là đảng viên, lãnh đạo đơn vị, trí thức có học hàm, học vị cao... các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện quy định về giải quyết vụ việc, vụ án liên quan đến đảng viên; phải báo cáo xin ý kiến hoặc làm các thủ tục gửi nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau dẫn đến kéo dài thời hạn giải quyết.

Khó khăn, vướng mắc trong giải quyết các vụ án tham nhũng, chức vụ

Một phiên tòa xét xử liên quan đến án tham nhũng, chức vụ. Ảnh: Quốc Hương

Trong năm 2020 và hơn 2 tháng năm 2021, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; luôn chủ động bám sát tiến độ điều tra, đề ra yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử chính xác, kịp thời và đúng pháp luật liên quan đến các vụ án tham nhũng, chức vụ (TNCV). Trong đó, đã kiểm sát trên 20 tin báo, tố giác và kiến nghị khởi tố về tham nhũng; kiểm sát điều tra 31 vụ, 82 bị can; xét xử 14 vụ, 58 bị cáo.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay việc giải quyết các vụ án TNCV vẫn còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc. Đồng chí Nguyễn Đình Thế, Trưởng phòng 3, VKSND tỉnh cho biết: Những khó khăn, vướng mắc đó là: Trong quá trình phát hiện, xử lý, giải quyết vụ việc, vụ án đối với các tội TNCV thường đã qua các cuộc thanh tra, kiểm tra, thậm chí thanh tra, kiểm tra nhiều lần nhưng có quan điểm khác nhau về nhận xét, xử lý các sai phạm và ban đầu thường là xử lý hành chính, kỷ luật hoặc nhắc nhở rút kinh nghiệm mà không kiến nghị khởi tố; hoặc có kiến nghị khởi tố nhưng các tài liệu kèm theo là chưa đầy đủ, chưa rõ ràng. Trong một số vụ việc, vụ án, ngay từ giai đoạn đầu đến suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan, người tiến hành tố tụng cũng có những quan điểm đánh giá tài liệu, chứng cứ, nhận thức và áp dụng pháp luật không đồng nhất. Cá biệt có những vụ án có nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến việc rất khó khăn khi xác định về tội danh và chứng cứ. Mặt khác, ngay từ khi thụ lý giải quyết các nguồn tin về tội phạm đến suốt quá trình tố tụng, nếu đối tượng là đảng viên, lãnh đạo đơn vị, trí thức có học hàm, học vị cao... các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện quy định về giải quyết vụ việc, vụ án liên quan đến đảng viên; phải báo cáo xin ý kiến hoặc làm các thủ tục gửi nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau dẫn đến kéo dài thời hạn giải quyết.

Ngoài ra, một số quy định của pháp luật còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng nhưng chậm được hướng dẫn nên khi thi hành nảy sinh quan điểm, nhận thức khác nhau giữa các ngành, gây khó khăn trong việc áp dụng. Các vụ án TNCV thường liên quan đến nhiều quy trình hành chính, quy chế làm việc nội bộ nên việc thu thập các tài liệu này mất nhiều thời gian, phụ thuộc vào sự hợp tác của cơ quan liên quan. Đồng thời các vụ án TNCV thường bị phát hiện sau một thời gian khá lâu, nên các đối tượng đã cất giấu, hợp lý hóa hoặc tiêu hủy tài liệu, sổ sách, chứng từ, do vậy gây khó khăn trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ.

Việc phân loại, xác định vai trò của từng đối tượng có liên quan để xử lý trong vụ án cũng là một trong những khó khăn, bởi các vụ án TNCV liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều trường hợp tội phạm do chấp hành chỉ đạo của cấp trên, không cùng ý thức, không hưởng lợi. Các đối tượng có mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc nên việc phân hóa vai trò, trách nhiệm cụ thể của từng đối tượng cũng là vấn đề cần nhiều thời gian và phải có ý kiến thống nhất tiến hành tố tụng. Ngoài ra, cơ chế trưng cầu giám định, định giá tài sản để xác định hậu quả thiệt hại trong các vụ án tham nhũng còn chưa đồng bộ, kịp thời; chưa quy định cụ thể, đầy đủ về điều kiện, trình tự, thủ tục, thời hạn trưng cầu và tiến hành giám định; chưa ban hành quy định, quy chuẩn giám định phù hợp với từng lĩnh vực (tài chính, ngân hàng, xây dựng, đất đai...); chưa xác định rõ cơ chế đánh giá, sử dụng kết luận giám định. Thực tiễn tiến độ, kết luận giám định, định giá tài sản trong các vụ việc, vụ án cơ bản là chậm, phải yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.

Cùng với đó, việc xác định thiệt hại trong các vụ án TNCV hiện nay cũng là một vấn đề còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là trong các vụ án liên quan đến đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản... do các công trình thi công trong nhiều năm, chưa quyết toán, dẫn đến không thực hiện giám định được. Đây chính là nguyên nhân mà có rất ít các vụ án tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được khởi tố để điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian qua. Công tác thu hồi tài sản do tội phạm tham nhũng gây ra cũng có vướng mắc. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 128 và Khoản 3 Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì chỉ kê biên phần tài sản hoặc phong tỏa tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trong trường hợp áp dụng việc kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản từ giai đoạn điều tra thì việc xác định phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại là rất khó khăn, do hoạt động điều tra ban đầu chưa thể xác định được chính xác mức độ thiệt hại để có thể áp dụng việc kê biên, phong tỏa đúng quy định. Việc cung cấp các nguồn tin tội phạm từ các cơ quan: Thanh tra, ngân hàng, kiểm toán, thuế, hải quan và quản lý thị trường đến VKS thường chậm. Chỉ đến khi cơ quan điều tra đã thụ lý giải quyết tin báo thì VKS mới nắm được. Do đó, ảnh hưởng đến quá trình phân loại và xác định dấu hiệu tội phạm, thiếu kịp thời.

Cũng theo đồng chí Nguyễn Đình Thế, giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết án TNCV đó là: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động nghiệp vụ theo hướng phân công rõ người, rõ việc, ấn định thời gian hoàn thành, đặc biệt là việc lựa chọn, phân công kiểm sát viên (KSV) phù hợp với từng vụ án, vụ việc cụ thể. Tổ chức các hội nghị chuyên đề nghiệp vụ tại đơn vị để tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ KSV, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quá trình tố tụng. Đặc biệt, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và lựa chọn những KSV có chuyên môn sâu về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để nắm và quản lý ngay từ giai đoạn tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đặc biệt phối hợp với cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, thuế và quản lý thị trường để tiếp cận nội dung các vụ việc ngay từ khi các cơ quan này ban hành văn bản kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, chủ động phân công KSV phân loại, đề ra yêu cầu điều tra, xác minh, bám sát tiến độ; bảo đảm việc giải quyết có căn cứ, đúng pháp luật ngay từ giai đoạn tin báo. Tăng cường phối hợp liên ngành để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án TNCV, nhất là trong các vụ án do Ban Nội chính Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo. Tiếp tục đề nghị cấp có thẩm quyền hướng dẫn kịp thời những quy định mang tính định tính và những thuật ngữ còn nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tiễn để việc áp dụng pháp luật được thống nhất.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]