(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, hoạt động của các bến thủy nội địa, bãi tập kết cát ven sông trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã góp phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bến, bãi chưa đủ tiêu chuẩn, không phù hợp, ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ và an toàn đê điều. Vì vậy, các cấp, ngành, cơ quan chức năng của huyện Thiệu Hóa đã và đang tăng cường quản lý đối với hoạt động của các bến thủy nội địa, các bãi tập kết cát trên địa bàn.

Thiệu Hóa tăng cường quản lý Nhà nước các bến thủy nội địa và bãi tập kết cát

Những năm qua, hoạt động của các bến thủy nội địa, bãi tập kết cát ven sông trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã góp phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bến, bãi chưa đủ tiêu chuẩn, không phù hợp, ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ và an toàn đê điều. Vì vậy, các cấp, ngành, cơ quan chức năng của huyện Thiệu Hóa đã và đang tăng cường quản lý đối với hoạt động của các bến thủy nội địa, các bãi tập kết cát trên địa bàn.

Thiệu Hóa tăng cường quản lý Nhà nước các bến thủy nội địa và bãi tập kết cátCác bãi tập kết cát trên địa bàn huyện Thiệu Hóa thường xuyên được kiểm tra, giám sát về công tác đảm bảo quy định trong hoạt động.

Huyện Thiệu Hóa có 2 bến thủy nội địa đang hoạt động chở khách qua sông, 12 điểm tập kết cát. Để đảm bảo an toàn cho các bến khách ngang sông trong mùa mưa lũ, UBND huyện Thiệu Hóa đã yêu cầu các chủ bến khách ngang sông, chủ phương tiện trang bị đầy đủ các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm, trên các phương tiện, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động; không chở quá số người quy định, từ chối vận chuyển với những hành khách không chấp hành các quy định đảm bảo an toàn giao thông đường thủy như không mặc áo phao, cầm cục nổi hoặc không chấp hành theo sự sắp xếp của nhân viên trên phương tiện... Ông Nguyễn Quốc Thành, chủ bến đò tại xã Thiệu Thịnh, cho biết: “Trước khi đò rời khỏi bến chúng tôi thường xuyên nhắc nhở hành khách phải mặc áo phao, cầm cục nổi, ngồi đúng vị trí quy định mới cho đò hoạt động. Chủ động theo dõi các diễn biến thời tiết, từ đó đưa ra các phương án vận chuyển hành khách một cách an toàn”.

Bên cạnh đó, các bến khách ngang sông phải đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ, cung cấp đầy đủ thông tin để hành khách chủ động trong việc lựa chọn chuyến đi. Đồng thời, xây dựng kế hoạch và bố trí phương tiện phục vụ bảo đảm đáp ứng kịp thời khi nhu cầu vận tải phát sinh tăng cao. Triển khai các hình thức bán vé để tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu đi lại được an toàn, thuận lợi. Các phương tiện hoạt động phải có đầy đủ các giấy tờ đăng ký, đăng kiểm, người lái phương tiện phải có chứng chỉ chuyên môn còn thời hạn sử dụng. Ông Vũ Đình Tâm, Chủ tịch UBND xã Thiệu Thịnh, cho biết: “Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định về giao thông đường thủy đến các chủ phương tiện, thuyền viên, người điều khiển phương tiện và hành khách, chúng tôi giao cho lực lượng công an xã thường xuyên kiểm tra nhắc nhở chủ đò phải đảm bảo an toàn cho hành khách. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị cấp trên tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm trong hoạt động tại bến, yêu cầu chủ đò ký cam kết đảm bảo thực hiện các tiêu chí của bến khách an toàn”.

Đối với các bãi tập kết cát ven sông, huyện Thiệu Hóa đã thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển khai thác khoáng sản trên địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong khai thác khoáng sản và tập kết trái phép, xóa bỏ những bến bãi hoạt động trái phép, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, đê điều, kết cấu hạ tầng giao thông.

Cùng với đó, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, các dự án đầu tư kinh doanh vật liệu xây dựng ven sông nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư; đồng thời kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm, thu hồi các dự án của các nhà đầu tư chậm triển khai, không đầu tư.

Bên cạnh đó, huyện cũng đề xuất UBND tỉnh giao các lực lượng chức năng xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền của huyện như kiểm soát phương tiện vận chuyển khoáng sản trên các tuyến đường giao thông; việc đăng ký, đăng kiểm và tải trọng các tàu thuyền; đối với các bãi tập kết khoáng sản mà chủ bãi không có mỏ được cấp phép,... đề nghị thu hồi và giao địa phương quản lý.

Thời gian qua, công tác quản lý, khai thác và kinh doanh tài nguyên khoáng sản trên địa bàn đã được huyện Thiệu Hóa quan tâm đúng mức, với việc điều hành quyết liệt, đồng bộ từ huyện đến xã và hoạt động khai thác trái phép cơ bản đã được ngăn chặn kịp thời, các bãi tập kết cát trái phép đã được giải tỏa. Việc khai thác, vận chuyển và kinh doanh khoáng sản của các doanh nghiệp cơ bản được quản lý, giám sát đúng theo các quy định của pháp luật. Ông Trịnh Đình Tùng, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng, UBND huyện Thiệu Hóa cho biết: Huyện đã thành lập các tổ công tác liên ngành kiểm tra xử lý lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản nên công tác quản lý Nhà nước liên quan đến các bến bãi tập kết cát tương đối tốt. Thời gian tới, huyện tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát để đưa hoạt động khai thác cát và bến thủy nội địa đi vào nền nếp, kịp thời thông báo và yêu cầu các doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh.

Bài và ảnh: Minh Khanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]