(Baothanhhoa.vn) - Mạng lưới phân phối hàng hóa trong tỉnh đang phát triển mạnh, người tiêu dùng (NTD) cũng có thêm nhiều cơ hội lựa chọn, sử dụng hàng hóa theo mục đích, yêu cầu. Việc bảo vệ quyền lợi cho NTD ngày càng được toàn xã hội chú trọng. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn còn, gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và uy tín của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng

Mạng lưới phân phối hàng hóa trong tỉnh đang phát triển mạnh, người tiêu dùng (NTD) cũng có thêm nhiều cơ hội lựa chọn, sử dụng hàng hóa theo mục đích, yêu cầu. Việc bảo vệ quyền lợi cho NTD ngày càng được toàn xã hội chú trọng. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn còn, gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và uy tín của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Bảo đảm quyền lợi người tiêu dùngNgười tiêu dùng kiểm tra thông tin được in trên bao bì sản phẩm tại cửa hàng Co.op Food Thanh Hóa.

Luật Bảo vệ quyền lợi NTD có hiệu lực từ ngày 1-7-2011 có quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của NTD; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với NTD; trách nhiệm của tổ chức xã hội và quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi NTD; giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ... Sau gần 13 năm có hiệu lực, nhận thức của người dân và chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa đã thay đổi rõ rệt. Các kiến thức lựa chọn nguyên liệu, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và các chế độ bảo hành sau mua của người dân được nâng lên. Bà Chu Việt Hoa, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa) cho biết: “Trước kia, khi mua sản phẩm, ít khi tôi để ý đến việc kiểm tra thông tin về nhà sản xuất, tem nhãn, hạn sử dụng... Giờ đây, những thông tin đó là vấn đề tôi quan tâm hàng đầu và thường kiểm tra kỹ lưỡng để tránh mua phải sản phẩm chất lượng không bảo đảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người trong gia đình”.

Việc minh bạch thông tin hàng hóa không chỉ là yếu tố quan trọng để NTD kiểm tra, so sánh, đánh giá chất lượng sản phẩm mà còn là cơ sở để các cơ quan quản lý thực hiện chức năng giám sát đối với việc sản xuất, lưu thông hàng hóa. Mặc dù ý thức của người dân và trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa được nâng lên, nhưng thực tế, tình trạng vi phạm quyền lợi NTD vẫn còn xảy ra, nhất là ở khu vực nông thôn. Các lĩnh vực vi phạm chủ yếu là an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không có xuất xứ rõ ràng... Bản thân NTD còn nể nang, ngại tiếp xúc, phản ánh sự việc nên việc khiếu nại khi bị xâm hại còn hạn chế. Riêng trong năm 2022, các sở, ban, ngành thành viên trong Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh đã kiểm tra, phát hiện hơn 3.500 vụ vi phạm chủ yếu là buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu và gian lận thương mại; thu nộp phạt vào ngân sách Nhà nước hơn 130 tỷ đồng từ những đối tượng có các hành vi vi phạm. Đặc biệt vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 lực lượng chức năng đã kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ, xử lý 1.387 vụ vi phạm, xử lý hành chính, tịch thu, tiêu hủy hàng hóa vi phạm, với tổng số tiền hơn 76 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, giả mạo nhãn hiệu các thương hiệu đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp tết, như: bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, quần áo...

Để bảo vệ quyền lợi NTD, các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp cần tích cực chủ động tổ chức các hoạt động hoặc lồng ghép, đưa vào hoạt động chuyên môn, hoạt động kinh doanh các nội dung nhằm tăng cường quyền lợi cho NTD. Các cấp chính quyền, cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ NTD; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Ông Trương Văn Diệp, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Bên cạnh sự vào cuộc tích cực của cơ quan chức năng, NTD cần chủ động tìm hiểu, nắm chắc các quyền lợi khi giao dịch mua bán. Tích cực phản ánh thông tin về các hành vi xâm phạm quyền lợi của mình đến các đơn vị có thẩm quyền để các tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ có ý thức hơn trong việc bảo đảm quyền lợi của NTD, kiên quyết “nói không” với những sản phẩm không được minh bạch thông tin và những tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng xem nhẹ quyền lợi, sức khỏe của NTD.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]