(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm chất lượng cho người tiêu dùng, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách về ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nông sản, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.

Nâng cao hiệu quả sản xuất và chế biến nông sản

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm chất lượng cho người tiêu dùng, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách về ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nông sản, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.

Nâng cao hiệu quả sản xuất và chế biến nông sảnNhà máy xay chế biến, sản xuất lúa gạo của Công ty TNHH Thực phẩm công nghệ cao Tâm Phú Hưng (thị trấn Thiệu Hóa).

Khởi đầu sản xuất, chế biến lúa gạo với quy mô nhỏ, đến nay Công ty TNHH Thực phẩm công nghệ cao Tâm Phú Hưng đóng tại thị trấn Thiệu Hóa đã đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất, tăng cường ứng dụng KHCN vào chế biến sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Khởi công từ giữa tháng 5-2020 với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng, hiện nhà máy chế biến lúa gạo của công ty đã có hệ thống máy sấy, dây chuyền xay xát, nghiền hoàn toàn tự động và bán tự động từ khâu sấy lúa tươi, bảo quản, chế biến đến đóng gói thành phẩm, đưa ra thị trường tiêu thụ đều bằng các công nghệ hiện đại bậc nhất, nhờ đó công suất thành phẩm đạt 30 nghìn tấn gạo/năm. Ông Lê Văn Phương, giám đốc công ty cho biết: Nhờ ứng dụng KHCN trong sản xuất, sản lượng cao gấp 3 - 4 lần so với trước kia. Không chỉ giảm tải được sức lao động, các chi phí sản xuất cũng được tối ưu hóa một cách triệt để, tạo nên hiệu quả cho doanh thu lẫn thu nhập của nhân viên. Ngoài ra, các sản phẩm nông sản cũng được đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng trên thị trường...

Nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm nông, lâm, thủy sản và hướng đến phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, những năm qua, tỉnh ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản, giải phóng mặt bằng, tạo vùng nguyên liệu, có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng xây dựng theo chuỗi chế biến để nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân... Tính đến nay, toàn tỉnh có hơn 600 cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến nông, lâm, thủy sản; trong đó, một số đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng, phát triển các nhà máy chế biến, sản xuất nông, lâm, thủy sản, như: Nhà máy Giết mổ và Chế biến gia cầm xuất khẩu Viet AVIS tại xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa); Nhà máy Sản xuất, chế biến lúa gạo của Công ty CP Thương mại Sao Khuê, xã Đông Hoàng (Đông Sơn). Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Hải, Công ty CP Sông Việt (thị xã Nghi Sơn) đã mạnh dạn đầu tư vốn cho các đội tàu đánh bắt xa bờ. Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa đầu tư thuê mặt nước liên kết nuôi ngao với nông dân huyện Nga Sơn... Công tác liên kết được triển khai giúp các nhà máy ổn định hơn nguồn nguyên liệu chế biến, bớt phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, hạ giá thành sản xuất, ổn định sản lượng chế biến, xuất khẩu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong chế biến nông sản của tỉnh vẫn còn gặp những khó khăn, hạn chế. Số lượng cơ sở chế biến nông sản của tỉnh nhiều nhưng quy mô đa số là nhỏ lẻ, manh mún; công nghệ chế biến chủ yếu là thủ công và bán tự động, chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp có quy trình sản xuất khép kín tự động và khoảng 20% áp dụng tốt chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Khả năng chế biến của một số ngành hàng chưa đáp ứng được nhu cầu cung ứng nông sản tại địa phương, nhất là vào cao điểm của mùa vụ rau, quả... Mặt khác, cơ chế, chính sách của Nhà nước về đất đai, tín dụng... chưa đủ hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản. Nguồn kinh phí cho các hoạt động ứng dụng, chuyển giao KHCN rất hạn hẹp, chủ yếu từ dự án và việc phân bổ kiêm nhiệm thực hiện của các đơn vị.

Để đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong chế biến nông sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa, tự động hóa các khâu trong quá trình sản xuất; tập trung ứng dụng các tiến bộ về giống, công nghệ sạch, hữu cơ và các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]