(Baothanhhoa.vn) - Xác định tầm quan trọng công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại các khu công nghiệp (KCN), thời gian gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cuộc họp bàn, nghiên cứu, chỉ đạo rốt ráo nhằm nhanh chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém. Cùng với sự nỗ lực của các chủ đầu tư hạ tầng thì tiến độ hoàn thành các hạng mục cũng như hiệu quả của công tác vận hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cần tới sự đồng hành của tỉnh, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương và cả các nhà đầu tư thứ cấp.

Bức thiết hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp (Bài cuối): Gỡ khó để nhà đầu tư hoàn thiện và vận hành hiệu quả hạ tầng PCCC

Xác định tầm quan trọng công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại các khu công nghiệp (KCN), thời gian gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cuộc họp bàn, nghiên cứu, chỉ đạo rốt ráo nhằm nhanh chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém. Cùng với sự nỗ lực của các chủ đầu tư hạ tầng thì tiến độ hoàn thành các hạng mục cũng như hiệu quả của công tác vận hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cần tới sự đồng hành của tỉnh, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương và cả các nhà đầu tư thứ cấp.

Bức thiết hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp (Bài cuối): Gỡ khó để nhà đầu tư hoàn thiện và vận hành hiệu quả hạ tầng PCCCDiễn tập PCCC tại Công ty TNHH May Việt Nhật, KCN Lễ Môn (TP Thanh Hóa). Ảnh: Minh Hằng

Từ sự bất cập, “nhức nhối” và những hệ lụy do yếu kém về hạ tầng kỹ thuật nói chung và hạ tầng PCCC nói riêng tại KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga, thời gian qua, UBND tỉnh đã có những chỉ đạo quyết liệt và cụ thể. Theo đó, tỉnh đã giao Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh lập khái toán kinh phí hoàn thiện tổng thể hạ tầng kỹ thuật KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga, trong đó có đầu tư đồng bộ hạ tầng PCCC và kinh phí đầu tư, vận hành đội PCCC chuyên ngành.

Theo Ban Quản lý KKTNS&CKCN tỉnh, hiện đơn vị đã đề xuất phương án đầu tư xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga với tổng kinh phí gần 206 tỷ đồng. Theo đó, phần kinh phí đầu tư cho các hạng mục PCCC của KCN Tây Bắc Ga giai đoạn 1 và KCN Đình Hương khoảng 11,75 tỷ đồng. Hiện tại, thiết kế hệ thống PCCC của KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga được cấp nước từ hệ thống cấp nước sạch TP Thanh Hóa nên không đủ áp lực nước cho việc chữa cháy. Việc đầu tư hệ thống cấp nước và trụ cấp nước PCCC riêng với hệ thống cấp nước sản xuất, đồng thời xây dựng trạm bơm PCCC bao gồm bể, nhà bơm, máy bơm và các thiết bị PCCC trong nhà bơm ở KCN này sẽ được triển khai. Cùng với đó, các bên liên quan và đơn vị quản lý là Ban Quản lý KKTNS&CKCN sẽ đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông KCN với tổng kinh phí gần 107,9 tỷ đồng để làm cơ sở lắp đặt hệ thống trụ cấp nước PCCC và bảo đảm lối ra vào cho xe chữa cháy hoạt động. Kinh phí đầu tư, vận hành đội PCCC chuyên ngành cũng được xây dựng với khái toán khoảng 11,6 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí xây dựng trụ sở làm việc của đội PCCC khoảng 3,34 tỷ đồng; kinh phí mua sắm trang bị, phương tiện PCCC khoảng 5,4 tỷ đồng; kinh phí duy trì hoạt động của đội PCCC chuyên ngành hàng năm khoảng 2,86 tỷ đồng, bao gồm tiền lương, huấn luyện và chi phí chung. Để hoàn thiện được dự án bằng nguồn vốn không nhỏ trên, tỉnh cần sớm xem xét và cân đối ngân sách đầu tư thực hiện. Đồng thời, bố trí ngân sách năm để duy trì hoạt động của đội PCCC chuyên ngành. Tuy nhiên, dự án này muốn thực hiện được, còn phải chờ quy hoạch điều chỉnh KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga được tỉnh phê duyệt.

Đối với KCN Tây Bắc Ga giai đoạn 2, đại diện chủ đầu tư hạ tầng là Công ty CP Tập đoàn Tân Phục Hưng, cho biết: “Hạ tầng PCCC trước kia của đơn vị đầu tư được thực hiện theo các tiêu chuẩn quy định của Nghị định 83/2017/NĐ-CP ngày 18-3-2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC, chưa thực hiện điều chỉnh thẩm duyệt thiết kế PCCC sau khi điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và nghiệm thu theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24-11-2020 của Chính phủ. Hiện nay, đơn vị đang tiến hành thực hiện lần lượt lại các thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế, tổ chức thi công bổ sung theo yêu cầu và nghiệm thu PCCC theo quy định mới. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các thủ tục với nhiều quy định, tiêu chuẩn áp dụng cần khá nhiều thời gian và phức tạp. Do đó, công ty kiến nghị các cơ quan Nhà nước, lực lượng cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ hướng dẫn cụ thể, chi tiết để nhà đầu tư sớm hoàn thành các hạng mục quy định trong quý III-2023 theo chỉ đạo của UBND tỉnh”.

Ngoài KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga, sau nhiều cuộc họp, chỉ đạo từ các lãnh đạo UBND tỉnh, các chủ đầu tư hạ tầng tại các KCN trên địa bàn tỉnh, nhất là 9 KCN đã đi vào hoạt động cũng đang gấp rút triển khai công tác hoàn thiện hạ tầng PCCC còn thiếu. Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp và ghi nhận của phóng viên, hiện công tác triển khai gặp không ít khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), thủ tục thuê đất và sự đồng bộ các hồ sơ pháp lý dự án sau khi điều chỉnh các quy hoạch. Đây cũng chính là những tồn tại dẫn đến các chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ việc thẩm định, thẩm duyệt các hạng mục công trình, thi công, lắp đặt hạng mục PCCC trước khi đưa vào sử dụng trong thời gian qua.

Bức thiết hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp (Bài cuối): Gỡ khó để nhà đầu tư hoàn thiện và vận hành hiệu quả hạ tầng PCCCThi công nhà để xe chữa cháy tại Nam khu A, KCN Bỉm Sơn do Công ty CP Tân Phục Hưng làm chủ đầu tư. (Ảnh: Minh Hằng)

Tại khu B, KCN Bỉm Sơn do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng HUD4 làm chủ đầu tư, với phần diện tích đã thực hiện xong công tác GPMB, đơn vị đã tiến hành đầu tư các hạng mục PCCC theo quy định, bao gồm hệ thống cấp nước chữa cháy chung với cấp nước cho các nhà máy cùng với các họng cứu hỏa theo thiết kế đã được thẩm duyệt có chiều dài khoảng 4 km. Tuy nhiên, trong tổng số 140 ha phải GPMB của dự án, có 39 ha đã GPMB nhưng chưa được UBND tỉnh cho thuê đất (bao gồm 11,5 ha đất công nghiệp và 27,5 ha đất giao thông, cây xanh); 21 ha gặp vướng mắc kéo dài do khó khăn trong công tác GPMB (bao gồm 13,7 ha đất công nghiệp, công cộng và 7,3 ha đất giao thông, cây xanh).

Theo ông Lê Đỗ Thắng, Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng HUD4, phần diện tích còn lại chưa GPMB được cũng như chưa được thuê đất phần lớn là đất giao thông, cây xanh và đất hạ tầng kỹ thuật (tuyến đường Trần Hưng Đạo; nút giao N2, N4; tuyến đường N3; lô HT1, lô CC1...) ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạng mục PCCC còn lại của dự án (tuyến cấp nước chính và tuyến cấp nước chữa cháy mạch vòng khép kín). Do đó, công ty kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tập trung GPMB phần diện tích còn lại để đơn vị triển khai thực hiện đầu tư hạ tầng PCCC theo đúng tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tại Bắc khu A, KCN Bỉm Sơn, đến nay, dự án đã hoàn thành 75% khối lượng công việc với các hạng mục như: 100% các tuyến giao thông C-C4, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống điện trung thế 35 KV, nhà điều hành... bảo đảm điều kiện lưu thông và công tác vận hành cho xe chữa cháy và thu hút được 8 dự án đầu tư thứ cấp. Tuy nhiên, một số hạng mục PCCC vẫn chưa hoàn thiện và được nghiệm thu theo quy định mới. Ông Hoàng Thế Khiêm, Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển VID Thanh Hóa - chủ đầu tư dự án, cho biết: “Đơn vị luôn chú trọng và ưu tiên hàng đầu đối với công tác PCCC. Sau khi được phê duyệt thiết kế mới theo Nghị định 136, đơn vị đã tích cực triển khai thi công và bổ sung các hạng mục theo thiết kế. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước và PCCC và tiến hành thủ tục nghiệm thu từng phần về công trình PCCC. Chúng tôi kiến nghị các cấp, ngành liên quan ở Trung ương và tỉnh hết sức tạo thuận lợi cho chủ đầu tư trong thủ tục nghiệm thu từng phần hạ tầng PCCC, đưa công trình PCCC vào vận hành, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thứ cấp yên tâm hoạt động sản xuất, kinh doanh".

Các nhà đầu tư hạ tầng cũng kiến nghị Cục Cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn tạo điều kiện trong phê duyệt thiết kế, làm cơ sở để các doanh nghiệp triển khai đầu tư các hạng mục cần hoàn thiện theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Đồng thời, tổ chức nghiệm thu kịp thời để doanh nghiệp sớm đưa dự án vào hoạt động theo quy định của pháp luật. Để các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng có điều kiện vận hành hiệu quả đội PCCC chuyên ngành, cũng cần sự hợp tác, chia sẻ của các nhà đầu tư thứ cấp trong việc đóng góp chi phí. Ước tính, nguồn kinh phí mua sắm ban đầu cũng như duy trì hoạt động cho cả vòng đời dự án lên khoảng 120 đến 160 tỷ đồng (khoảng 3 - 4 tỷ đồng/năm). Tuy nhiên, tại các KCN đang có nhà đầu tư thứ cấp, trong các điều khoản hợp đồng đã ký, phần dịch vụ tiện ích KCN chưa tính đến dịch vụ PCCC. Nếu các nhà đầu tư thứ cấp không đồng ý đóng góp kinh phí cho đội PCCC chuyên ngành duy trì hoạt động thì sẽ là “gánh nặng” không nhỏ và nhiều DN sẽ không đủ kinh phí để thực hiện quy định này.

Những khó khăn, bất cập trong công tác hoàn thiện hạ tầng PCCC khung tại các KCN đang đặt ra hiện nay, một phần đến từ sự thay đổi nhiều lần và khá gần nhau của pháp luật về PCCC. Tuy nhiên, từ thực tế này cũng đưa ra những định hướng mới trong công tác thu hút nhà đầu tư hạ tầng, GPMB các KCN cũng như nhiệm vụ quản lý nhà đầu tư hạ tầng trong thời gian tới cho tỉnh, Ban Quản lý KKTNS&CKCN tỉnh cùng các sở, ngành liên quan.

Nhóm PV Kinh tế

Tin liên quan:
  • Bức thiết hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp (Bài cuối): Gỡ khó để nhà đầu tư hoàn thiện và vận hành hiệu quả hạ tầng PCCC
    Bức thiết hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp (Bài 1): ...

    Khi được rà soát tổng thể, nhiều sở, ngành, đơn vị liên quan ở Thanh Hóa mới ngỡ ngàng trước sự “sơ khai”, yếu kém, thậm chí là... chưa có gì trong việc xây dựng hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy (PCCC) ở các khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư hạ tầng muốn hoàn thiện theo quy định lại gặp không ít vướng mắc phát sinh cần được tháo gỡ. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các KCN cũng bị “vạ lây”, chưa kể năng lực PCCC chung cho toàn KCN vẫn còn là những dấu hỏi...

  • Bức thiết hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp (Bài cuối): Gỡ khó để nhà đầu tư hoàn thiện và vận hành hiệu quả hạ tầng PCCC
    Bức thiết hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp (Bài 2): ...

    Hệ thống hạ tầng khung cho phòng cháy, chữa cháy (PCCC) ở các khu công nghiệp (KCN) vừa thiếu và yếu là vậy, nhưng không thể khắc phục một sớm một chiều. Ngoài những nguyên nhân do đơn vị đầu tư hạ tầng KCN còn lơ là, chưa chú trọng thực hiện đầu tư theo quy định, thì phần lớn các nguyên nhân là do lỗi hệ thống, xuất phát từ nhiều phía...



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]