(Baothanhhoa.vn) - Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và hiệu quả, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tích cực, chủ động phát huy nội lực, đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết khó khăn, phấn đấu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025 và thuộc nhóm các địa phương có ngành du lịch phát triển của cả nước.

Khơi thông các nguồn lực cho du lịch “cất cánh” (Bài cuối): Nỗ lực lớn để cán đích các mục tiêu kỳ vọng

Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và hiệu quả, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tích cực, chủ động phát huy nội lực, đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết khó khăn, phấn đấu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025 và thuộc nhóm các địa phương có ngành du lịch phát triển của cả nước.

Khơi thông các nguồn lực cho du lịch “cất cánh” (Bài cuối): Nỗ lực lớn để cán đích các mục tiêu kỳ vọngTỉnh Thanh Hóa đón đoàn famtrip các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tham quan, khảo sát điểm đến Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) vào tháng 8-2023. Ảnh: Hoài Anh

Xúc tiến, mở rộng thị trường

Một trong những giải pháp mà tỉnh Thanh Hóa hết sức coi trọng đó là đẩy mạnh hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là những thị trường du lịch trọng điểm nhằm từng bước hoàn thiện sản phẩm, mở rộng thị trường.

Tại hội nghị liên kết, hợp tác phát triển du lịch, kết nối tour, tuyến với các tỉnh, thành phố là thị trường trọng điểm của du lịch Thanh Hóa năm 2023 (được tổ chức vào trung tuần tháng 6-2023), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi, khẳng định: “Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng; hợp tác, liên kết tour, tuyến trong phát triển du lịch là một trong những giải pháp thiết thực, hiệu quả và là xu thế tất yếu hiện nay, giúp phát huy thế mạnh riêng của từng địa phương. Với việc thúc đẩy hợp tác, tỉnh Thanh Hóa hướng tới mục tiêu hình thành chuỗi các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn, độc đáo nhằm thu hút khách và mở rộng thị trường. Do đó, hoạt động liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch, kết nối tour, tuyến đòi hỏi phải có sự chung tay không chỉ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn phải có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp”.

Trên cơ sở phát huy lợi thế từ sự khác biệt về điều kiện địa hình, tự nhiên cũng như các đặc trưng về văn hóa, sản phẩm, dịch vụ du lịch và những trải nghiệm khác biệt, hấp dẫn, tỉnh Thanh Hóa đã, đang định hướng mở rộng thu hút thị trường khách du lịch từ các địa phương trong cả nước, nhất là các trọng điểm du lịch như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Quảng Ninh... Với phương châm “Lấy trải nghiệm của khách du lịch làm trung tâm”. Theo đó, cùng với tổ chức đa dạng hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch tại các điểm đến, tỉnh chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng dân cư ở địa phương phát triển kinh tế du lịch, tạo chuyển biến về điểm đến, chất lượng dịch vụ, môi trường du lịch.

Tuy nhiên, để thúc đẩy liên kết hiệu quả cần tìm ra thế mạnh giữa các địa phương, doanh nghiệp. Cùng với đó, cần tìm ra thông điệp phù hợp trong mỗi hành trình liên kết; xây dựng sản phẩm phù hợp với xu hướng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch giữa các bên tham gia khảo sát, kết nối, xây dựng tour, tuyến mới... góp phần thúc đẩy du lịch theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị toàn quốc về du lịch năm 2023 là “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”.

Nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả

Du lịch Thanh Hóa đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, với nhiều khó khăn nội tại cần vượt qua và cả những thách thức khách quan phải đối mặt. Song, du lịch cũng đang đứng trước cơ hội mới để cất cánh. Đó là Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đã xác định đến năm 2030, phấn đấu đưa du lịch Thanh Hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những trung tâm của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về du lịch. Đồng thời, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, tiếp tục xác định Chương trình phát triển du lịch là 1 trong 6 chương trình trọng tâm; với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đón 16 triệu khách du lịch, trong đó khách quốc tế 850 nghìn lượt, đưa du lịch trở thành 1 trong 5 trụ cột tăng trưởng. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để tỉnh ta đề ra các chính sách cụ thể, đột phá, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngành du lịch.

Khơi thông các nguồn lực cho du lịch “cất cánh” (Bài cuối): Nỗ lực lớn để cán đích các mục tiêu kỳ vọngĐại diện Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch 2 địa phương Thanh Hóa - Hà Nội ký kết biên bản hợp tác (tháng 6-2023).

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, tỉnh Thanh Hóa xác định công tác quy hoạch phải đi trước một bước, tạo cơ sở cho việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật; thu hút các dự án kinh doanh du lịch; xây dựng các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế, góp phần khẳng định thương hiệu và năng lực cạnh tranh cho du lịch xứ Thanh. Đồng thời tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tích cực, chủ động phát huy nội lực, đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết khó khăn và khôi phục ngành kinh tế du lịch; tập trung nguồn lực hoàn thiện và nâng cấp cơ sở vật chất, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lớn với những tổ hợp nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp để nhanh chóng tạo sản phẩm du lịch cao cấp, có tính cạnh tranh khác biệt, nổi trội; thu hút khách du lịch, nhất là những người có mức chi cao và khách quốc tế.

Ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: “Cùng với mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021-2025, Thanh Hóa đã, đang hướng tới trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước. Để đạt được mục tiêu này, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tích cực, chủ động phát huy nội lực, đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết khó khăn, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nhóm giải pháp trọng tâm đã đề ra trong Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Về phía Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã định hướng cho các doanh nghiệp, địa phương phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch mới; phối hợp với các địa phương tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch quy mô lớn để thu hút du khách; tăng cường liên kết hợp tác với các địa phương nhằm phát triển du lịch nội địa... Đồng thời, tỉnh tập trung nguồn lực hoàn thiện và nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lớn với những tổ hợp nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp, để nhanh chóng tạo sản phẩm du lịch cao cấp, có tính cạnh tranh khác biệt, nổi trội".

Cùng với việc thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp trọng tâm, hiện nay tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch quảng bá với thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” và “Thanh Hóa - Điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn”. Đồng thời, đẩy nhanh chuyển đổi số trong quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch, trong đó tập trung quản lý dịch vụ, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh du lịch... Qua đó, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025, đón 16 triệu khách du lịch, trong đó khách quốc tế 850 nghìn lượt, đưa du lịch trở thành 1 trong 5 trụ cột tăng trưởng.

Bài và ảnh: Hoài Anh

Tin liên quan:
  • Khơi thông các nguồn lực cho du lịch “cất cánh” (Bài cuối): Nỗ lực lớn để cán đích các mục tiêu kỳ vọng

    Năm 2023 được xem là năm bản lề thực hiện Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Đứng trước thời cơ mới, song còn nhiều “nút thắt” cần tháo gỡ để du lịch Thanh Hóa đạt được mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]