(Baothanhhoa.vn) - Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 10 dự án thành phần, trong đó giao Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS&MN”. Dự án được thực hiện tại 51 tỉnh, thành phố, trong đó có Thanh Hóa. Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện dự án, trong 2 năm qua, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.

Kết quả bước đầu “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 10 dự án thành phần, trong đó giao Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS&MN”. Dự án được thực hiện tại 51 tỉnh, thành phố, trong đó có Thanh Hóa. Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện dự án, trong 2 năm qua, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.

Kết quả bước đầu “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”Đồng chí Ngô Thị Hồng Hảo, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh trao quà cho hội viên, phụ nữ, thành viên CLB Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông của chương trình Dự án 8.

Mục tiêu của Dự án 8 là nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em tại vùng đặc biệt khó khăn. Dự án được thực hiện tại 96 xã, 318 thôn đặc biệt khó khăn của 12 huyện, thị xã gồm: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Thạch Thành, Triệu Sơn và thị xã Nghi Sơn. Tổng kinh phí thực hiện năm 2022 là hơn 6,16 tỷ đồng; năm 2023 là gần 16,6 tỷ đồng...

Để hoạt động của dự án thực sự đi vào đời sống, đạt hiệu quả, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã thành lập Ban điều hành và tổ giúp việc; xây dựng kế hoạch kinh phí giai đoạn 2021-2025 và các năm; xây dựng kế hoạch thực hiện dự án và kiểm tra, giám sát dự án; tổ chức giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến về phòng chống bạo lực gia đình, tư vấn, hòa giải, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình...

Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh tuyên truyền đến cán bộ, hội viên phụ nữ nói chung và người dân vùng đồng bào DTTS&MN về mục đích, ý nghĩa, nội dung của dự án, từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, thống nhất trong cộng đồng các dân tộc nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng. Đồng thời chỉ đạo xây dựng 3 mô hình điểm của tỉnh là: “Tổ truyền thông cộng đồng” tại thôn Giỏi, xã Vân Am (Ngọc Lặc); “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” tại xã Trung Tiến (Quan Sơn); mô hình Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại Bản Lát, xã Tam Chung (Mường Lát). Đây là những mô hình nòng cốt hoạt động của dự án để nhân rộng.

Qua 2 năm thực hiện dự án, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo ra mắt 250 “Tổ truyền thông cộng đồng”, 38 “Địa chỉ tin cậy”, 38 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, viết 2.200 tin, bài đăng trên mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức 1.048 cuộc truyền thông, 107 hội nghị đối thoại chính sách. Đến nay đã có 3.700 trẻ em dân tộc thiểu số được tập huấn, tiếp cận thông tin; gần 200 cán bộ nữ dân tộc thiểu số được tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng; 854 cán bộ tham gia hoạt động tập huấn về lồng ghép giới; triển khai cuộc thi “Lắng nghe con nói” thu hút đông đảo trẻ em tham gia.

Hưởng ứng chương trình bằng hình thức vẽ tranh, nhóm tác giả tham gia cuộc thi là thành viên Tổ truyền thông cộng đồng của Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý (Mường Lát) đã hoàn thành tác phẩm tranh vẽ “Điều ước của con”. Tác phẩm đã nói lên mong ước trẻ em gái được bố mẹ cho đi học như các trẻ em trai. Suy nghĩ tiến bộ và đơn giản của trẻ em DTTS&MN còn nhiều khó khăn đã được khắc họa trong tranh sinh động, được ban giám khảo đánh giá cao ở tính sáng tạo, cách xây dựng ý tưởng tuyên truyền về giới, bình đẳng giới và bố cục chặt chẽ của bức tranh. Nhóm tác giả là thành viên CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi thuộc Dự án 8 đã truyền thông điệp thay đổi nhận thức về giới để trẻ em gái được bình đẳng như trẻ em trai về mọi mặt.

Tuy còn một số hạn chế vì đây là chương trình mới, nhưng các hoạt động của Dự án 8 đã bám sát yêu cầu định hướng nội dung của dự án, vừa mang tính toàn diện, vừa cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Các mô hình, hoạt động của dự án được người dân đón nhận, ủng hộ và được các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng kinh tế, xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới, trao cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái được khẳng định vai trò trong gia đình và tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng.

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]