(Baothanhhoa.vn) - Đến đầu tháng 8-2023, tỉnh Thanh Hóa vẫn còn thiếu khoảng 7.000 giáo viên (GV) so với định mức tỉnh quy định, trong khi năm học mới đã rất cận kề. Vấn đề này càng trở nên cấp bách khi chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu phải bảo đảm nguyên tắc “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giải bài toán nhân lực ngành giáo dục

Đến đầu tháng 8-2023, tỉnh Thanh Hóa vẫn còn thiếu khoảng 7.000 giáo viên (GV) so với định mức tỉnh quy định, trong khi năm học mới đã rất cận kề. Vấn đề này càng trở nên cấp bách khi chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu phải bảo đảm nguyên tắc “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp”.

Giải bài toán nhân lực ngành giáo dục

Ảnh minh họa.

Thiếu GV phần do nguồn cung chưa đảm bảo, phần vì chính sách thu hút, đãi ngộ chưa tương xứng, cùng với đó là những bất cập trong cơ chế tuyển dụng.

Tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVIII diễn ra trung tuần tháng 7-2023, đại biểu HĐND tỉnh đã đặt nhiều câu hỏi đề nghị người đứng đầu ngành giáo dục Thanh Hóa đưa ra giải pháp khắc phục. Trả lời về vấn đề này, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Văn Thức cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn các địa phương thực hiện tuyển dụng GV kịp thời hết chỉ tiêu biên chế được giao, trong đó ưu tiên tuyển dụng trước số GV thuộc các bộ môn còn thiếu nhiều. Trường hợp chưa kịp tuyển dụng thì thực hiện hợp đồng đối với sinh viên mới ra trường và số GV đã nghỉ hưu còn đủ sức khỏe và tâm huyết với nghề. Cùng với đó là bố trí GV dạy liên trường, liên cấp, dạy tăng tiết, nhằm đảm bảo có đủ GV dạy học theo chương trình mới.

Về lâu dài, sẽ phối hợp với Sở Nội vụ tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo tỉnh kiến nghị với Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT tham mưu cho Chính phủ giao đủ biên chế cho các cơ sở giáo dục, nhất là khi số lượng học sinh tăng, số lớp tăng. Cùng với đó, tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn tuyển phù hợp với thực tiễn của tỉnh.

Để tháo gỡ “nút thắt” nhân lực ngành GD&ĐT, các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã có sự phản ứng tích cực, và để quá trình này diễn ra nhanh hơn, thuận lợi hơn, đòi hỏi ngành chức năng khẩn trương hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyển dụng hết chỉ tiêu biên chế được giao, đảm bảo kịp thời khai giảng năm học mới 2023-2024. Với các địa phương còn chỉ tiêu viên chức ngành giáo dục nhưng không tuyển dụng kịp thời vì lý do chủ quan cần phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và khắc phục ngay trong đầu năm học mới.

Một vấn đề rất quan trọng nữa là phải thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, nhất là ở khu vực miền núi, vùng khó khăn, nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác. Cùng với đó, có cơ chế bảo vệ nhà giáo trước những tác động nhạy cảm và tiêu cực từ xã hội, để giáo viên không bị tổn thương, muốn gắn bó với nghề thay cho tình trạng bỏ dạy, xin ra khỏi ngành.

Giải bài toán thiếu giáo viên ở thời điểm hiện tại biết là công việc khó, nhưng nếu như chúng ta có đủ quyết tâm, với cách làm phù hợp rồi cũng sẽ vượt qua, bởi đất Thanh là đất học, bao đời nay giáo dục luôn được đặt ở vị trí hàng đầu, sự quan tâm và đầu tư tốt nhất đều dành cho giáo dục.

Thái Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]