(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa có hơn 1.000km đê lớn nhỏ, được xếp vào những địa phương có chiều dài đê lớn nhất cả nước. Khảo sát của Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa trước mùa mưa bão năm 2023, toàn tỉnh hiện đang có tới 32 trọng điểm đê điều. Đây là những vị trí đê chưa bảo đảm an toàn nếu có mưa bão lớn.

Nỗi lo đê điều xuống cấp

Thanh Hóa có hơn 1.000km đê lớn nhỏ, được xếp vào những địa phương có chiều dài đê lớn nhất cả nước. Khảo sát của Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa trước mùa mưa bão năm 2023, toàn tỉnh hiện đang có tới 32 trọng điểm đê điều. Đây là những vị trí đê chưa bảo đảm an toàn nếu có mưa bão lớn.

Nỗi lo đê điều xuống cấpTrên địa bàn TP Sầm Sơn vẫn còn đoạn đê hữu sông Mã từ K55 đến K56+060, thuộc phường Quảng Thọ có cao trình khá thấp, mặt cắt đê nhỏ, chưa được gia cố.

Tại huyện Hà Trung, đê hữu sông Hoạt đoạn từ K10+470 - K17+070 thuộc các xã Yên Dương, Hoạt Giang và Hà Lai chưa đảm bảo cao trình mặt cắt chống lũ. Mặt đê tuyến này chỉ rộng từ 3,5 đến 4m, cao trình còn thấp 0,5 - 0,8m so với yêu cầu chống lũ, trong khi đó, đây là đoạn đê sát mép nước, hiện đã có diễn biến sạt lở.

Huyện đồng bằng ven biển Nga Sơn cũng có đoạn đê tả sông Càn đoạn từ K7+480 đến K8+720 thuộc xã Nga Điền cũng đã xảy ra sự cố sạt mái mặt đê phía sông. Vết sạt đứng thành vào mặt đê từ 2,5 - 3m, cung sạt dài 56m dọc theo đê, chiều sâu cung sạt so với cao trình mặt đê từ 3,2 - 4m. Hiện nay, sự cố sạt lở vẫn đang có diễn biến mở rộng thêm. Nguyên nhân đánh giá sơ bộ được cho là do phần đê mở rộng thực hiện đắp đất về phía sông trên nền địa chất đất yếu dẫn đến hiện tượng sạt sụt.

Trên đê tả sông Cầu Chày thuộc huyện Yên Định, cống tiêu Nội Hà tại K32+739 thuộc xã Định Hòa được xây dựng từ hàng chục năm trước bằng gạch, có vai trò bảo vệ cho 5.173 ha đất nông nghiệp các xã trong vùng. Năm 2016, cống xuất hiện sự cố lùng mang, nước chảy qua mang cống, qua khớp nối và khe hở vào cửa số 1 chảy ra phía sông với lưu lượng lớn. Hiện tượng lùng mang đã làm sập phần mái lát tấm bê tông phía thượng lưu phía đồng, kéo trôi đất ở phần mang cống và làm vỡ tường thành cống. Sự cố đã được xử lý bằng cách xây lại tường cống, dùng bê tông bịt hết phần lùng mang và lát lại phần mái bị sập, tuy nhiên sự cũ kỹ của cống vẫn đang dấy lên mối lo nếu có lũ lớn.

Cùng huyện Yên Định, đê hữu sông Mã đoạn từ K1 đến K1+200 qua thị trấn Quý Lộc đã bị sạt lở do cơn bão số 4 năm 2019, nhất là 50m mái đê phía sông từ K1+050 - K1+100. Tuy đã được các bên liên quan tiến hành khắc phục theo phương châm “4 tại chỗ” nhưng đến nay tuyến đê chưa được thử thách qua lũ lớn.

Nông Cống là địa phương không có sông lớn, song lại có nhiều điểm xung yếu trên các sông nhỏ đáng lo ngại. Trên đê tả sông Nhơm tại K31+500 thuộc địa bàn xã Trung Chính, cống Hón nhiều năm không có phai dự phòng. Cống bị thủng tường thân, lùng mang cống, không được sửa chữa kịp thời bởi cống do UBND xã quản lý. Tương tự, trên đê bao Tế Nông, cống Tế Nông 2 tại K0+650 thuộc xã Tế Nông, cũng không có phai dự phòng. Cống lùng mang, hai tường cánh gà phía sông bị đổ, ty ổ khóa bị cong vênh.

Sông Yên chạy qua địa bàn huyện khá nhỏ hẹp và sâu nên mỗi khi có mưa lũ, cường độ nước lũ chảy xiết. Thuộc địa bàn xã Minh Nghĩa, đê tả sông Yên tại K6+883, cống Minh Châu cũng không có phai dự phòng, sân tiêu năng thượng hạ lưu bị hỏng hoàn toàn; cống bị lùng đáy, lùng hai bên mang cống. Cùng tuyến đê tả sông Yên, từ K8+620 đến K9+820 qua xã Minh Khôi và Minh Nghĩa, hiện đỉnh đê thiếu cao trình so với cao trình thiết kế gần 1m. Cống Mã Cả tại đoạn này cũng bị lùng mang, đáy, lún sập hai bên mang cống.

Đê tả sông Yên từ K4+290 đến K6+560 qua thị trấn Nông Cống, cao trình mặt cắt đê thấp nhỏ, chiều rộng mặt đê hiện tại chỉ 2 đến 3m. Nhiều vị trí mặt đê chưa được gia cố nên đi lại khó khăn, các cống dưới đê được xây dựng từ lâu đang có diễn biến hư hỏng như cống Lê Xá 1 tại K5+270; cống Mã Lai tại K6+470.

Huyện ven biển Quảng Xương hiện có đê bao Quảng Phúc, đoạn từ K1+220 đến K1+570 đang có diễn biến sạt lở bãi sông sát chân đê phía sông. Cung sạt phía sông dài 300m, sạt sâu 3 - 5m và đang có nguy cơ mở rộng.

Về phía Nam của tỉnh, đê hữu sông Thị Long đoạn từ K8+780 đến K9+900 thuộc xã Anh Sơn (thị xã Nghi Sơn), lũ lớn năm 2017 đoạn đê này đã bị tràn, mặt cắt ngang đê nhỏ (3,5 - 3,8m). Đây cũng là đoạn đê xung yếu, thấp và nhỏ từng bị tràn. Thị xã Nghi Sơn cũng từng nhiều lần đề nghị cấp tỉnh đầu tư nâng cấp đoạn đê này để bảo đảm an toàn khi có mưa bão.

Trên địa bàn TP Sầm Sơn, các đoạn đê cơ bản được kiên cố, song đê hữu sông Mã từ K55 đến K56+060, thuộc phường Quảng Thọ, hiện vẫn có cao trình khá thấp, mặt cắt đê nhỏ, chưa được gia cố, nhiều vị trí mặt đê bị lún, hư hỏng xuống cấp. Đây chính là đoạn đê cửa sông dễ xảy ra hiện tượng nước sông tràn qua đê khi có bão kết hợp với triều cường.

Có thể dẫn chứng nhiều tuyến đê khác trên địa bàn tỉnh chưa thực sự an toàn phòng, chống lũ. Mùa mưa bão năm 2023 cũng đã đến với nhiều dự báo thiên tai khó lường. Hiện, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh và ngành nông nghiệp đã yêu cầu các địa phương có đê xây dựng phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]