(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) với các điểm giao dịch xã, mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn (TTK&VV) đã giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nhanh chóng và thuận lợi. Đây cũng là phương thức thực hiện dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách.

Chung tay giúp người nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống

Thời gian qua, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) với các điểm giao dịch xã, mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn (TTK&VV) đã giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nhanh chóng và thuận lợi. Đây cũng là phương thức thực hiện dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách.

Chung tay giúp người nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sốngNhiều hộ dân xã Thúy Sơn (Ngọc Lặc) được vay vốn NHCSXH đầu tư phát triển kinh tế hiệu quả.

Điểm giao dịch xã là một đặc thù riêng của NHCSXH đang phát huy hiệu quả trong hoạt động tín dụng chính sách. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 559 điểm giao dịch xã đặt tại trụ sở của 100% xã, phường, thị trấn. Cứ đến ngày 25 hàng tháng, chị Phạm Thúy Ngân - tổ trưởng TTK&VV thôn Thanh Bình, xã Thúy Sơn (Ngọc Lặc) lại có mặt tại điểm giao dịch của NHCSXH để hỗ trợ các thành viên trong tổ đến trả nợ hoặc vay vốn. Chị Ngân cho biết: Có rất nhiều chị em “ngại” tiếp cận với dịch vụ ngân hàng vì các thủ tục phức tạp, nhưng khi được vay vốn NHCSXH, họ lại rất hài lòng bởi thủ tục đơn giản lại được hướng dẫn tận tình. Bên cạnh đó, cán bộ NHCSXH về tận địa phương giải ngân, thu nợ đã giúp người vay thuận tiện rất nhiều trong việc di chuyển.

Chị Hà Thị Oanh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thúy Sơn, khẳng định: Thông qua hoạt động tại điểm giao dịch xã, NHCSXH đã đưa vốn chính sách đến tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách một cách nhanh nhất, hạn chế được tiêu cực phát sinh trong hoạt động cho vay ưu đãi, đồng thời tiết giảm được chi phí đi lại cho người dân, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận và làm quen với các dịch vụ ngân hàng.

Để phục vụ khách hàng tại điểm giao dịch xã, NHCSXH Thanh Hóa đã thành lập các tổ giao dịch tại xã, được trang bị đầy đủ điều kiện hoạt động của một ngân hàng bảo đảm an ninh, an toàn để phục vụ cho phiên giao dịch. Tại đây, NHCSXH niêm yết công khai các chương trình tín dụng chính sách, các quy trình, thủ tục, danh sách hộ vay vốn, số dư nợ, thời hạn trả nợ của từng người vay và nội quy giao dịch để chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân cùng biết, giám sát hoạt động tín dụng chính sách. Mô hình điểm giao dịch xã là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, cùng với hoạt động tích cực của TTK&VV đã tạo sự quản lý chặt chẽ vốn tín dụng chính sách xã hội từ khâu bình xét cho vay, sử dụng vốn vay đến khâu trả nợ, trả lãi. Cùng với đó, hoạt động tại các điểm giao dịch xã của NHCSXH đã tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tiết giảm chi phí, thời gian giao dịch, công sức của người vay, bảo đảm hoạt động tín dụng chính sách xã hội dân chủ, công khai với cách thức “giao dịch tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã”.

Việc tổ chức giao dịch tại xã được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Nhờ có hệ thống mạng lưới điểm giao dịch mà trên 95% tổng giá trị giao dịch của NHCSXH với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh được thực hiện một cách thuận lợi tại nơi mà họ đang cư trú. Bên cạnh đó, mạng lưới TTK&VV có vai trò quan trọng trong hoạt động chuyển tải nguồn vốn chính sách đến với người nghèo. Đó cũng là cầu nối giữa ngân hàng với người cần vốn, đưa nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách nhanh nhất. TTK&VV được thành lập nhằm tập hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống. Cùng với các tổ chức chính trị - xã hội, TTK&VV hoạt động rất tích cực trong việc bình xét, giám sát hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, đôn đốc thu hồi nợ khó đòi, nợ quá hạn. Nhờ đó mà đồng vốn ưu đãi của Chính phủ được sử dụng đúng mục đích. Các thành viên trong tổ luôn có sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong đời sống cũng như trong sản xuất, kinh doanh; cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng. Thông qua quản lý hoạt động của TTK&VV, NHCSXH đã chuyển tải vốn chính sách đến tận tay người thụ hưởng một cách thông suốt, bảo đảm công khai, dân chủ, tạo ra hiệu quả và kinh tế, chính trị và xã hội. Nguồn vốn chính sách đã được đầu tư đến 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận với tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời. Tính đến cuối tháng 5-2023, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 12.872,5 tỷ đồng so với đầu năm. Toàn tỉnh có hơn 250 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]