(Baothanhhoa.vn) - Dự án “Tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Thanh Hóa” từ khi được triển khai thực hiện, đã và đang tạo cơ sở pháp lý, cung cấp các thông tin có liên quan, cũng như hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đáp ứng yêu cầu quản lý, quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội

Dự án “Tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Thanh Hóa” từ khi được triển khai thực hiện, đã và đang tạo cơ sở pháp lý, cung cấp các thông tin có liên quan, cũng như hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đáp ứng yêu cầu quản lý, quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hộiMặt bằng quy hoạch 199 trên địa bàn phường Đông Hải, TP Thanh Hóa.

Dự án “Tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Thanh Hóa” được triển khai thực hiện theo Quyết định số 4013/QĐ-UBND ngày 11-12-2008 của UBND tỉnh và được điều chỉnh theo Quyết định số 2451/QĐ-UBND, ngày 2-8-2012 của UBND tỉnh. Ngay sau khi dự án được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán chi tiết cho từng đơn vị xã, thị trấn được lựa chọn thực hiện. Đồng thời, chỉ đạo các huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương đo đạc bản đồ, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đến từng chủ hộ sử dụng đất; thành lập ban chỉ đạo công tác đo đạc cấp xã, phường, thị trấn và tổ công tác do cán bộ địa chính làm tổ trưởng để xác nhận nguồn gốc sử dụng đất, đăng ký, cấp GCNQSDĐ và hoàn thiện hồ sơ địa chính.

Theo đó, đến nay, đối với đất khu dân cư và đất sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, toàn tỉnh đã đo đạc bản đồ địa chính hệ tọa độ VN-2000 là 469/559 xã, phường, thị trấn với diện tích 367.223.30 ha. Đối với đất của các công ty nông, lâm nghiệp đã thực hiện cắm mốc giới, đo đạc bản đồ địa chính đối với Công ty TNHH Hai thành viên (HTV) Bò Sữa Thống Nhất Thanh Hóa, Công ty TNHH MTV Cao Su Thanh Hóa, Công ty TNHH HTV FLC Sầm Sơn, Công ty TNHH HTV Ứng dụng Công nghệ cao nông nghiệp và Thực phẩm sữa Yên Mỹ...

Về kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đã có 85 xã, thị trấn thuộc 4 huyện Triệu Sơn (34 xã, thị trấn), Yên Định (26 xã, thị trấn), Hà Trung (20 xã, thị trấn), Thiệu Hóa (5 xã, thị trấn) xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính. Đại diện lãnh đạo Sở TN&MT cho biết, việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính có vai trò quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở pháp lý cung cấp thông tin có liên quan để thực hiện có hiệu quả các hoạt động: đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, đăng ký biến động; phục vụ công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng; xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất..., đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh được vận hành, khai thác tại địa chỉ http://thanhhoa.diachinh.vn.Trong đó, Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quản lý vận hành cơ sở dữ liệu; thực hiện việc đăng ký cấp giấy chứng nhận; cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu; cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân. phòng TN&MT cấp huyện được cấp quyền đăng nhập để tra cứu thông tin. Công chức địa chính xã được cấp quyền đăng nhập để tra cứu thông tin.

Tuy nhiên, qua đánh giá từ thực tiễn cho thấy, công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Trong đó đáng chú ý là hiện còn 90 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, thành phố (TP Thanh Hóa, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Nông Cống, Quảng Xương) chưa có địa chính hệ tọa độ VN-2000; 464 xã, phường, thị trấn thuộc 24 huyện, thị xã, thành phố chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Cùng với đó, công tác cập nhật chỉnh lý biến động bản đồ địa chính chưa thực hiện thường xuyên, liên tục theo quy định, dẫn đến bản đồ, hồ sơ địa chính đã lập không còn phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Trên cơ sở kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, Sở TN&MT đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Đề án “Xây dựng hệ thống bản đồ, lập hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025” nhằm hướng tới mục tiêu là phát triển, vận hành hệ thống thông tin đất đai đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả và công khai, minh bạch trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh, làm nền tảng cho quá trình chuyển sang thực hiện giao dịch điện tử các thủ tục hành chính về đất đai cũng như nâng cao công tác quy hoạch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, phấn đấu đến năm 2024, hoàn thành đo đạc bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận tại 47 đơn vị cấp xã (23 xã chưa có bản đồ địa chính, 24 xã dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp); hoàn thành chỉnh lý bản đồ địa chính 86 đơn vị cấp xã; hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 116 đơn vị cấp xã. Đến năm 2025 hoàn thành việc đo đạc bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận 83 đơn vị cấp xã (44 xã chưa có bản đồ địa chính, 39 xã dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp); hoàn thành chỉnh lý bản đồ địa chính 162 đơn vị cấp xã; hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 219 đơn vị cấp xã. Sau năm 2025 (đến năm 2028), hoàn thành 100% khối lượng đo đạc bản đồ địa chính hệ tọa độ VN-2000 của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành 100% khối lượng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh và hoàn thành việc đầu tư hạ tầng, đưa vào vận hành, kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

Bài và ảnh: Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]