[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

Không trực tiếp tham gia khám chữa, cấp cứu bệnh nhân, nhưng các y, bác sĩ, cán bộ làm công tác y tế dự phòng luôn là những người đi đầu trong “trận chiến”, xông pha vào các vùng tâm điểm để dập dịch nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt, trong cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19, thực hiện sứ mệnh của những “chiến sĩ” trên tuyến đầu, đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá (CDC Thanh Hoá) đã vượt lên những khó khăn đặc thù, kể cả nguy cơ cao bị lây nhiễm do trực tiếp tiếp xúc với mẫu bệnh phẩm… ngày đêm lặng thầm cống hiến, góp phần quan trọng trong trận tuyến chống dịch COVID-19.

[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

Là người được giao trọng trách chỉ huy trên “mặt trận” lấy mẫu - xét nghiệm, Thạc sĩ, bác sĩ Lê Phụng Đại, Trưởng Khoa Xét nghiệm – chẩn đoán hình ảnh – thăm dò chức năng CDC Thanh Hoá, tâm sự: Vào nghề gần 30 năm, trải qua nhiều vụ dịch: Cúm AH5N1, SARS, MERS-CoV – hội chứng hô hấp cấp Trung Đông, tả, cúm Mexico 2009… xác định nguy hiểm nhưng sẵn sàng đương đầu với dịch. Từ khi bước vào cuộc chiến chống COVID-19, tập thể cán bộ, nhân viên của Khoa luôn “trên từng cây số”, bất cứ khi nào có thông tin về những trường hợp nghi ngờ, chúng tôi đều trực tiếp đến tận nơi để lấy mẫu xét nghiệm, hoặc nhận mẫu từ cơ sở để xét nghiệm.

[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

Có hôm đã 23 giờ, cơ sở báo về ban chỉ đạo 6 trường hợp cách ly tại Sư đoàn 390 có yếu tố dịch tễ đưa sang cách ly tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn, các cán bộ của Khoa lại vội vã lên đường, phối hợp với bệnh viện và trung tâm y tế thị xã thu thập thông tin, lấy mẫu bệnh phẩm ngay trong đêm. Khi hoàn thành nhiệm vụ về đến cơ quan đã 3h sáng ngày hôm sau.

Sau mỗi lần kết quả bệnh nhân âm tính thấy nhẹ lòng, nhưng việc đi lấy mẫu, xét nghiệm liên tục diễn ra, bớt lo hôm nay thì hôm sau lại nỗi lo lớn tiếp theo. Và khi áp lực cứ chồng dần lên lại thành thói quen rèn luyện bản lĩnh cho người thầy thuốc không còn quá hoảng sợ trước bệnh tật, cùng động viên nhau để hoàn thành nhiệm vụ, để an lòng nhân dân.

[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

Chị Hà Thị Nhung, một cán bộ lấy mẫu xét nghiệm chia sẻ: Có những hôm chúng tôi phải đi rất nhiều nơi, bất cứ nơi đâu cơ sở thông báo, dù sớm hôm, khuya tối, trời mưa hay nắng cùng với bộ phận chuyên môn tuyến cơ sở đi điều tra dịch tễ, lấy mẫu và nhanh chóng chuyển Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để làm xét nghiệm với mục đích duy nhất là làm thế nào có kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Chưa bao giờ chúng tôi hồi hộp chờ kết quả như trong đợt chống dịch vừa qua. Có những đêm đang ngủ bật dậy nuốt nước bọt xem cổ họng có rát không, rồi cảm giác người cứ gai gai lạnh, nóng thất thường… với nỗi lo mình bị nhiễm bệnh.

Và mỗi lần nhận được kết quả âm tính mọi người như quên hết mệt nhọc, thở phào nhẹ nhõm. Cũng có khi nhận được kết quả trả lời dương tính từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương của công dân, ai nấy đều trĩu lòng, dù đã được trang bị bảo hộ nhưng vẫn thấy lo lắng cho bản thân, cho người thân và những người xung quanh, rồi đây biết bao đồng nghiệp lại phải tiếp tục vất vả, gồng mình nơi tuyến đầu chống dịch.

[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

Áp lực nhất là giai đoạn nguy ngơ xâm nhập nhiều từ các công dân người Việt Nam ở nước ngoài về cách ly ở các khu cách ly tập trung rất nhiều, có tỷ lệ dương tính cao đã tác động đến tâm lý của cán bộ khi phải đối mặt với nguy hiểm. Ngày cao điểm, chị Nhung cùng đồng nghiệp lấy 262 mẫu xét nghiệm cho công dân cách ly tại Sư đoàn 390…

Gian nan là thế nhưng đã xác định là một “chiến sĩ” trên “mặt trận” chống dịch nên chúng tôi động viên nhau vượt qua khó khăn, và đặt tiêu chí bảo đảm an toàn cho bản thân lên hàng đầu để bảo vệ sức khoẻ cho gia đình, bàn bè và những người xung quanh. Nhưng rồi cũng thấy chạnh lòng khi giờ đây chỉ có nhóm COVID-19 (chỉ cán bộ trong khoa) trò chuyện với nhau, mọi tiếp xúc bên ngoài, thậm chí người thân, đồng nghiệp khác khoa cũng hạn chế - chị Nhung tâm sự.

[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

Là cán bộ tham gia xét nghiệm phòng chống dịch COVID-19, chị Nguyễn Phương Nam không ngần ngại, nề hà với công việc và tự hào được góp sức trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Chị Nam tâm sự: Lúc đầu nghe nói về dịch bệnh COVID-19, tôi cũng có một chút sợ hãi, lo lắng bởi đó là dịch bệnh mới. Nhưng qua tìm hiểu, được trang bị kiến thức chuyên môn cũng như có các biện pháp bảo hộ cho bản thân và khi vào guồng công việc rồi thì chỉ tâm niệm làm việc. Dù làm việc vất vả nhưng được đồng nghiệp, mọi người trong gia đình động viên, tiếp thêm sức mạnh, nên tôi rất tự hào khi được góp sức phòng chống dịch bệnh COVID -19. Mọi việc trong gia đình đã có chồng san sẻ, con cái thì gửi ông bà chăm lo để chị đáp ứng công việc được giao.

[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

Gần một tháng bước vào cuộc chiến chống dịch. Và cũng ngần ấy thời gian chị Nam cùng nhiều đồng nghiệp trong khoa chưa được gặp mặt con. Cán bộ, nhân viên của Khoa thường rời nhà đi làm khi mặt trời chưa tỏ và thường xuyên trở về nhà sau 12 giờ đêm. Tại cơ quan, cũng chỉ nhìn thấy ánh nắng mặt trời qua khung của sổ sau mỗi ca nghỉ ngơi, cơm nước ít ỏi trong vòng 30 phút đến một tiếng, rồi lại bước vào ca mới đứng chạy mẫu xét nghiệm hơn 4 tiếng. Với tính chất công việc cần phải đáp ứng nhanh, sau khi nhận mẫu bệnh phẩm, các kỹ thuật viên phải tiến hành xét nghiệm ngay để có được kết quả sớm nhất, phục vụ nhanh nhất cho công tác phòng chống dịch bệnh. Dù không ai bảo ai, nhưng mọi người đều trong tâm thế chạy đua với thời gian để có được những kết quả xét nghiệm đáp ứng khẩn cấp công tác phòng chống dịch.

[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

Từ khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh COVID -19, Khoa Xét nghiệm – chẩn đoán hình ảnh – thăm dò chức năng CDC Thanh Hoá phải huy động toàn bộ nhân lực và cán bộ xét nghiệm làm việc với cường độ cao nhất, túc trực xét nghiệm 24/24 giờ. Mỗi người một việc làm theo dây chuyền từ khâu lấy mẫu, vào sổ, xử lý mẫu, tách triết, mic sinh phẩm xét nghiệm, chạy máy...

[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

Dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp nên hàng ngày, khối lượng công việc mà các cán bộ, nhân viên trong Khoa phải thực hiện ngày càng nhiều, nguy cơ ngày càng cao, một ngày chia 4 ca kíp từ 7h30 đến 23, 24 h đêm, thậm chí kéo dài đến 3, 4 h sáng, không còn khái niệm giờ trong ngày, thứ trong tuần, không có ngày nghỉ và trong điều kiện hiện nay giai đoạn tách triết mẫu xét nghiệm hoàn toàn bằng thủ công, thời gian kéo dài thường tạo căng thẳng mệt mỏi cho cán bộ.

CDC Thanh Hoá đã đề xuất với tỉnh, Sở Y tế và đã được đồng ý cho lắp đặt một phòng áp lực âm để giảm nguy cơ lây nhiễm cho cán bộ xét nghiệm, cũng như giảm nguy cơ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng. Đến thời điểm này, cả nhận mẫu tuyến huyện và trực tiếp đi lấy với gần 2.000 mẫu, từ ngày 30-3 Trung ương từ chối nhận mẫu xét nghiệm sàng lọc của các tỉnh (chỉ nhận làm các trường hợp ca bệnh nghi ngờ), vì thế lại áp lực hơn cho cán bộ của khoa.

[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

Tiến sĩ Lương Ngọc Trương, Giám đốc CDC Thanh Hoá chia sẻ: Trong cuộc chiến phòng chống dịch, đội ngũ cán bộ làm công tác xét nghiệm thực sự là những “chiến sĩ” kiên cường. Tất cả đã làm việc với một tinh thần tuyệt vời. Dù lực lượng mỏng - lại chủ yếu là phụ nữ, khối lượng công việc nhiều, áp lực lớn, môi trường làm việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm cao nhưng tất cả đều nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mỗi người đã phải làm việc bằng 2, bằng 3 để có mặt khắp “mặt trận” lấy mẫu, xét nghiệm chẩn đoán nhanh kết quả, góp phần đẩy nhanh công tác giám sát, cách ly các đối tượng, hạn chế lây lan ra cộng đồng. Sự hy sinh của những cán bộ làm công tác xét nghiệm CDC Thanh Hoá trong cuộc chiến đang trong chặng cam go, khốc liệt này thực sự rất lớn, rất đáng trân trọng.

[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

Hơn ai hết, các cán bộ nơi đây hiểu rõ mức độ nguy hiểm, sự lây lan kinh khủng của vi rút SARS-CoV-2 như thế nào. Đối với những người làm công tác lấy mẫu, xét nghiệm, hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều trường hợp, mẫu phẩm nghi ngờ thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn hơn nhiều. Bởi việc thực hiện lấy mẫu xét nghiệm không thể đứng cách xa, khoảng cách mặt đối diện mặt rất gần, đặc biệt quá trình lấy mẫu phải ngoáy dịch họng, dịch mũi – một trong những động tác kích thích bệnh nhân gây ho, sặc – nguy cơ phát tán mầm bệnh nguy hiểm.

[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

Bởi vậy, cán bộ Khoa Xét nghiệm – chẩn đoán hình ảnh – thăm dò chức năng CDC Thanh Hoá rất tuân thủ kỷ luật, khi có lệnh là sẵn sàng đáp ứng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Họ động viên nhau, hỗ trợ nhau để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ. Hễ có đợt nào nhiều mẫu, bất kể là thứ 7 hay chủ nhật, là ngày hay đêm, họ đều tự nguyện làm việc và làm việc...

[E-Magazine] - Những “chiến sĩ” thầm lặng trên trận tuyến chống dịch COVID-19 ở CDC Thanh Hoá

Nội dung & ảnh: Tô Hà

Trình Bày: phạm Nam

Xuất bản: 3:08:04:2020:09:27

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM