(Baothanhhoa.vn) - Đã nhiều ngày trôi qua song giọt nước mắt tức tưởi của võ sĩ Nguyễn Duy Tuyến trên sàn Pencak Silat tại Asiad 2018 vẫn là chủ đề được bàn tán xôn xao trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như nhiều diễn đàn mạng. Nó xới lại một vấn đề rất “cũ” nhưng luôn “nóng bỏng” ở các kỳ đại hội thể thao (khu vực cũng như châu lục): “Tiểu xảo” của nước chủ nhà.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khi tiêu cực trở thành “một phần không thể thiếu” ở Asiad!

Đã nhiều ngày trôi qua song giọt nước mắt tức tưởi của võ sĩ Nguyễn Duy Tuyến trên sàn Pencak Silat tại Asiad 2018 vẫn là chủ đề được bàn tán xôn xao trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như nhiều diễn đàn mạng. Nó xới lại một vấn đề rất “cũ” nhưng luôn “nóng bỏng” ở các kỳ đại hội thể thao (khu vực cũng như châu lục): “Tiểu xảo” của nước chủ nhà.

Đề cập đến vấn đề này, người hâm mộ thường nghĩ ngay đến SEA Games, nơi chứng kiến vô số “tiểu xảo” của các nước đăng cai từ tổ chức đến công tác trọng tài trên sàn đấu, thảm cỏ. Đáng nói hơn, Asiad lần này diễn ra ở xứ Vạn đảo, 1 quốc gia thành viên trong “ao làng” Đông Nam Á, nơi mà chuyện trọng tài thiên vị chủ nhà đã xảy ra “như cơm bữa” và cũng là nguyên nhân khiến khán giả xem Asiad 2018 như một “SEA Games mở rộng”.

Tuy nhiên, nói như vậy ít nhiều sẽ không công bằng với Indonesia bởi cách đây 4 năm, khi Asiad 17 (năm 2014) diễn ra ở xứ Kim Chi, làng thể thao châu lục cũng “sôi sùng sục” với những chuyển động tương tự. Trao đổi với báo giới, đoàn Nhật Bản đã không giấu nổi sự ngạc nhiên khi gió trong nhà thi đấu “rất lạ”, thổi không theo quy luật nào cả và đội chủ nhà luôn được hưởng lợi. “Bí ẩn” này nhanh chóng được đội tuyển cầu lông Trung Quốc bóc phốt. Theo HLV trưởng Li Yongbo: Nước chủ nhà Hàn Quốc đã can thiệp để kiểm soát hướng gió. “Khi chúng tôi (đội Trung Quốc) ở phần sân bên này, ban tổ chức sân bật điều hòa khiến gió thổi rất mạnh nhưng khi đổi sân, máy điều hòa lại được tắt đi”.

Lịch sử Asiad những năm gần đây đã chứng minh, nước chủ nhà luôn có không ít “chiêu, mánh” để kìm hãm đối thủ mà hình ảnh nữ VĐV Sarita Devi (Ấn Độ) sau khi thất thủ trước võ sĩ chủ nhà Hàn Quốc (Asiad 2017 - nội dung quyền Anh hạng cân 57-60kg) đã từ chối nhận huy chương được xem là “thông điệp biết nói”, phản ánh chân xác “tì vết” của một đại hội thể thao tầm cỡ châu lục.

Điều này khẳng định chuyện VĐV Nguyễn Duy Tuyến bị trọng tài “đè ngửa” để cướp đi chiến thắng không phải ngoại lệ. Chẳng phải trước Tuyến, đội nữ cầu mây Việt Nam cũng tố cáo “bị trọng tài xử ép” đó sao? Nói cách khác, Nguyễn Duy Tuyến không phải người đầu tiên và chắc chắn chẳng phải kẻ cuối cùng phải nuốt trọn những “viên thuốc đắng” từ ban tổ chức.

Tuy nhiên, điều đáng để suy ngẫm chính là phát biểu của chuyên gia Nguyễn Hồng Minh, người có thể nói là cả đời gắn bó với thể thao nước nhà. Ông Minh cho rằng, không riêng gì VĐV Việt Nam mà các quốc gia khác đều nên chấp nhận thực tế này bởi “tiểu xảo” của các quốc gia đăng cai đã trở thành “một phần không thể thiếu” ở Asiad.

Đấy vừa là “kinh nghiệm” được đúc rút từ một vị chuyên gia “hiểu Asiad đến tận chân tơ kẽ tóc”, vừa mang hình ảnh như một tiếng thở dài, chấp nhận buông xuôi theo một quy luật thích nghi nghiệt ngã đối với các đoàn thể thao tham dự mà ít nhiều sẽ khiến chúng ta liên tưởng tới hình ảnh nhân vật Mỵ trong truyện ngắn nổi tiếng “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.

Một cô Mỵ trẻ trung, đầy sức sống nhưng “ở lâu trong cái khổ, Mỵ quen khổ rồi” - chứng kiến những bất cập trong công tác tổ chức Asiad kỳ này qua kỳ khác, người ta bỗng thấy “bình thường như cân đường hộp sữa”!


Mạnh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]