(Baothanhhoa.vn) - Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ Nhân dân và sự phát triển của đất nước”. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được Đảng và các cấp chính quyền quan tâm, trong đó đặc biệt chú ý tới việc nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã.

Cần nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã hơn nữa

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ Nhân dân và sự phát triển của đất nước”. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được Đảng và các cấp chính quyền quan tâm, trong đó đặc biệt chú ý tới việc nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã.

Thực tế cho thấy, đa số cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định với đường lối, chủ trương của Đảng; chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của nhà nước. Họ là những người nhiệt tình trong công tác; biết khắc phục khó khăn trong công việc;luôn có mối quan hệ mật thiết, gần gũi với nhân dân, thực sự vì nhân dân; là những người có lối sống giản dị, trong sáng, không vụ lợi. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã có biểu hiện quan liêu, cửa quyền, hách dịch; một số khác lại có những hành vi tham nhũng, vụ lợi, vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, của tập thể gây mất lòng tin ở nhân dân. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do trình độ nhận thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa cao, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm. Vì vậy cần phải bổ sung, cập nhật những nội dung kiến thức pháp luật mới trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật phù hợp cho cán bộ, công chức cấp xã để quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Cần nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã hơn nữa

Sở Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai một số văn bản pháp luật mới cho cán bộ chủ chốt sở, ban, ngành.

Ngoài ra, do yêu cầu xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, và vì dân là đảm bảo tính tối cao của luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhà nước có nhiệm vụ tuân thủ pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; hành vi của mọi công dân, tổ chức đều bị chi phối bởi pháp luật. Thông qua những hoạt động cụ thể của cán bộ, công chức thì chức năng, nhiệm vụ của nhà nước mới được thực hiện trong thực tế. Cán bộ, công chức cấp xã là người trực tiếp giải quyết theo thẩm quyền các yêu cầu của công dân, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, trực tiếp triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước và đưa những quy định đó vào thực tiễn cuộc sống tạo ra sự ổn định về mọi mặt kinh tế, văn hoá - xã hội, hành chính - chính trị, an ninh - quốc phòng. Họ là những “tuyên truyền viên” pháp luật góp phần nâng cao trình độ dân trí, ý thức pháp luật của nhân dân tạo điều kiện cho người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã do đòi hỏi khách quan của công cuộc đổi mới. Sau hơn 30 năm đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì đổi mới trong công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở tỉnh Thanh Hoá thực sự đã có bước chuyển biến đáng kể. Mọi thành viên trong xã hội đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đã có trình độ hiểu biết nhất định về pháp luật và có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Với đặc điểm, vai trò, tính chất công việc và ý thức pháp luật của cán bộ, công chức cấp xã đã tác động một cách mạnh mẽ, sâu rộng đến nhân dân địa phương. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng quy định của pháp luật của cán bộ, công chức cấp xã góp phần vào việc duy trì kỷ cương phép nhà nước, thực hiện dân chủ hoá xã hội, bảo về quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Nếu cán bộ, công chức cấp xã có trình độ hiểu biết pháp luật một cách toàn diện, sâu sắc, có thái độ tôn trọng pháp luật, có hành vi thực hiện pháp luật tích cực thì chất lượng, hiệu quả hoạt động sẽ cao tạo điều kiện phát triển về kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức pháp luật, củng cố các quan hệ xã hội dựa trên cơ sở pháp luật. Ngược lại, nếu ý thức pháp luật của cán bộ, công chức cấp xã kém, vi phạm pháp luật thì sẽ tác động xấu đến quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở địa phương dẫn tới không duy trì được trật tự kỷ cương, phép nước, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy kiến thức pháp luật phải được coi là một nội dung quan trọng trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Khi thực hiện tốt nội dung này sẽ xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiểu biết pháp luật một cách sâu sắc, từ đó đưa pháp luật đến với nhân dân góp phần xây dựng Thanh Hoá trở thành một tỉnh phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội.

Xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tếđang là xu hướng phát triển chung của các quốc gia trên thế giới. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, có rất nhiều quan hệ có yếu tố nước ngoài phát sinh với nhiều chủ thể khác nhau cùng tham gia, trong đó có chính quyền cấp xã. Trên địa bàn tỉnh, do có nhiều dự án đầu tư nước ngoài đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài tương đối lớn, từ đó kéo theo hàng loạt các quan hệ có yếu tố nước ngoài phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước. Đòi hỏi cán bộ, công chức cấp xã không chỉ vững về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải hiểu biết về pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế để kịp thời giải quyết công việc cũng như các tình huống có thể xảy ra, hạn chế những xung đột pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích về kinh tế cho nhà nước, tổ chức và cá nhân đồng thời giữ vững mối quan hệ hợp tác quốc tế. Ngoài ra, Thanh Hóa có 16 xã có đường biên giới, đã phát sinh rất nhiều vấn đề có liên quan đến yếu tố nước ngoài như phát triển kinh tế vùng biên, quản lý xuất nhập cảnh, hộ tịch, tư pháp… Trên thực tế, kiến thức pháp luật của cán bộ, công chức cấp xã là một rào cản không nhỏ trong hoạt động quản lý nhà nước có liên quan đến yếu tố nước ngoài và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Hiện nay, đội ngũ CBCC cấp xã ở tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều chuyển biến trong việc thực thi pháp luật; trong quá trình cải cách hành chính; mở rộng dân chủ ở cơ sở làm cho chất lượng quản lý nhà nước, quản lý xã hội ngày càng được nâng cao. Tuy vậy, để CBCC cấp xã không chỉ kiên định về lập trường chính trị; vững vàng về chuyên môn mà còn hiểu biết một cách sâu sắc về pháp luật vẫn còn nhiều vấn đề cần đặt ra. Đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi CBCC một sự nỗ lực từ chính bản thân và từ xã hội.

Ths. Phùng Thị Quyên

(Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]