Nga Sơn chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong thời gian qua, huyện Nga Sơn đã tập trung triển khai toàn diện, đồng bộ chương trình CĐS trên tất cả các lĩnh vực, bước đầu đạt được một số kết quả quan trọng. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển nhanh và bền vững.
Người dân thị trấn Nga Sơn sử dụng các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt.
Xác định CĐS bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân nhận thấy công nghệ là hữu ích, thiết thực và trên cơ sở bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện Nga Sơn đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo về xây dựng, phát triển chính quyền số và CĐS bảo đảm tính khả thi, sát với đặc điểm, tình hình và nhu cầu phát triển của huyện. Huyện triển khai thực hiện CĐS trên 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Chị Mai Thị Hoa, chủ cửa hàng kinh doanh tạp hóa tại xã Nga Yên, cho biết: “Qua tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn tận tình của nhân viên ngân hàng, hiện nay tôi đã được cấp miễn phí máy POS và mã thanh toán QR. Chỉ sau vài lần thao tác, tôi đã thành thạo việc thực hiện các giao dịch thanh toán và hướng dẫn cho các khách hàng cùng sử dụng để thuận tiện hơn trong thanh toán tiền an toàn, nhanh chóng. Việc kinh doanh vì thế thuận lợi hơn, không mất thời gian tính toán, thanh toán, không lo trả lại tiền thừa cho khách cũng như vấn đề gặp phải tiền giả".
Để triển khai CĐS thành công trên 3 lĩnh vực về chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, huyện Nga Sơn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng internet, sử dụng hệ thống quản lý văn bản điều hành, hệ thống một cửa điện tử. Phần mềm quản lý tài sản, phần mềm tài chính - kế toán; hỗ trợ quảng bá, tiếp thị và bán các sản phẩm đặc trưng của địa phương trên môi trường mạng... Đối với phát triển hạ tầng CĐS, huyện Nga Sơn đã hoàn thành chuyển đổi địa chỉ Ipv4 sang Ipv6 cho tất cả các cơ quan Nhà nước. Hệ thống mạng cáp quang, mạng 3G/4G phủ sóng đến 100% các thôn, khu phố. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ các cơ quan hành chính trên địa bàn huyện, đặc biệt là phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống thông tin một cửa điện tử, thư điện tử công vụ... 100% các đơn vị đã thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử; thực hiện hiệu quả phần mềm theo dõi nhiệm vụ đối với các phòng, ban, đơn vị cấp huyện và UBND các xã, thị trấn. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến hoạt động ổn định, hiệu quả; 100% xã, thị trấn có hệ thống phòng họp trực tuyến; 100% lãnh đạo cấp ủy từ cấp huyện đến cấp xã đã được cấp, tập huấn và sử dụng chữ ký số; 100% các đơn vị thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử; tại bộ phận một cửa, toàn bộ thông tin, hồ sơ công việc của công dân được tiếp nhận, lưu trữ trên môi trường điện tử và liên thông qua hệ thống phần mềm quản lý để giải quyết.
Thực hiện CĐS để phục vụ kinh tế số, huyện tiếp tục phối hợp với Bưu điện, Viettel, Viễn thông Thanh Hóa hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể có sản phẩm là thế mạnh của huyện lên sàn thương mại điện tử Vỏ sò (voso.vn) và Postmart, tham gia sàn giao dịch điện tử nông sản Thanh Hóa; hỗ trợ cung cấp tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm OCOP của huyện, hàng chục sản phẩm OCOP đã được đưa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử.
Về xã hội số, hoạt động của các tổ công nghệ số cộng đồng đã phát huy hiệu quả lan tỏa phổ cập kiến thức về CĐS tới đông đảo người dân trên địa bàn huyện. Người dân đã cài đặt ứng dụng VNeID trên thiết bị di động để thực hiện các giao dịch cơ bản trên môi trường số. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến và trở thành xu hướng thanh toán chủ yếu trong cộng đồng. Các giao dịch thanh toán với cơ quan chính quyền trong việc trả phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính; thanh toán viện phí, học phí, dịch vụ điện, nước... đã trở thành phương thức thanh toán chủ đạo của người dân trên địa bàn huyện. Đồng thời, huyện tiếp tục chỉ đạo ngành giáo dục duy trì hiệu quả các phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục, cài đặt các ứng dụng vnEdu Teacher, vnEdu Connect, phần mềm tuyển sinh đầu cấp, phần mềm quản lý học tập và thi trực tuyến...
Với những kết quả đạt được bước đầu, huyện Nga Sơn đang nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS làm công cụ hỗ trợ cho cán bộ, giao dịch của Nhân dân ngày một tốt hơn. Qua đó, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển nhanh và bền vững, toàn diện trong thời gian tới.
Bài và ảnh: Lương Khánh
{name} - {time}
-
2024-11-21 08:54:00
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách thuận lợi cho người bệnh BHYT
-
2024-11-21 06:10:00
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
-
2024-03-06 11:41:00
BHXH tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ
Hiệu quả từ chương trình viễn thông công ích
Đẩy mạnh cài đặt chữ ký số cá nhân
“Số hóa” trong hoạt động hiến máu tình nguyện
Actisoft cung cấp giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
Chuyển đổi số: Động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
Nông Cống thực hiện chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Phát huy nội lực chuyển đổi số trong các HTX
Chữ ký số góp phần thúc đẩy chuyển đổi số
Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong dòng chảy số