Nắng nóng nguy hiểm toàn cầu tăng 41 ngày do Biến đổi Khí hậu
Ở các nước Nam và Đông Nam Á, nhiệt độ cao khiến nhà chức trách phải tạm thời đóng cửa trường học và khuyến cáo hạn chế các hoạt động ngoài trời.
Người dân che ô tránh nắng nóng trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản.
Kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học quốc tế công bố mới đây cho thấy, trong năm 2024, Biến đổi Khí hậu do các hoạt động của con người gây ra đã làm thời gian nắng nóng nguy hiểm trên toàn cầu tăng thêm trung bình 41 ngày.
Báo cáo của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức hợp tác quốc tế chuyên nghiên cứu ảnh hưởng của Biến đổi Khí hậu, và tổ chức Climate Central có trụ sở ở Mỹ được công bố vào cuối năm, khi mà năm 2024 dự báo có thể trở thành năm nóng nhất từng được ghi nhận với một loạt kỷ lục về nhiệt độ toàn cầu.
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố báo cáo, nhà khoa học khí hậu Friederike Otto thuộc WWA cho rằng Biến đổi Khí hậu đã khiến các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, như sóng nhiệt, bão và hạn hán, xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn, gây tổn thất nặng nề về người và tài sản.
Theo các nhà khoa học, những khu vực như Northern California và Death Valley của Mỹ, Mexico, Trung Mỹ, Tây Phi và Nam Âu đã phải đối mặt với những đợt nắng nóng khủng khiếp.
Trong khi đó, ở các nước Nam và Đông Nam Á, nhiệt độ cao khiến nhà chức trách phải tạm thời đóng cửa trường học và khuyến cáo hạn chế các hoạt động ngoài trời.
Đáng chú ý, một số quốc gia nghèo và kém phát triển đang hứng chịu tác động nghiêm trọng hơn từ Biến đổi Khí hậu, trong đó nhiều khu vực ghi nhận hơn 150 ngày nắng nóng khắc nghiệt trong năm.
Ngoài nắng nóng, các sự kiện thời tiết cực đoan khác như bão nhiệt đới và mưa lớn cũng gia tăng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trong số 29 sự kiện thời tiết khắc nghiệt xảy ra năm nay khiến hàng triệu người bị ảnh hưởng và hơn 3.700 người thiệt mạng, có 26 sự kiện có mối liên hệ rõ ràng với Biến đổi Khí hậu. Ông Otto cảnh báo, nếu thế giới tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch, tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Các chuyên gia lưu ý mức tăng nhiệt độ Trái Đất đang tiến gần đến ngưỡng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, ngưỡng mà gần 200 quốc gia ký Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu đặt ra nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu.
Mặc dù các hiện tượng khí hậu cực đoan dự báo sẽ tiếp tục gia tăng, các nhà khoa học cho rằng các quốc gia có thể giảm thiểu tác động này thông qua các chiến lược ứng phó và thích ứng với Biến đổi Khí hậu.
Các biện pháp phòng ngừa và chuẩn bị có thể giúp giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ sinh mạng của hàng triệu người dân trên thế giới.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-07-12 19:49:00
Đưa nước sạch đến người dân
-
2025-07-12 13:36:00
Ích lợi từ những “mái nhà thông minh”
-
2025-07-12 07:06:00
Từ chiều tối nay, khu vực Thanh Hóa sẽ giảm mưa
Hà Nội tiến tới xanh bền vững: Cấm khách sạn dùng sản phẩm nhựa một lần
Hôm nay, mưa lớn diện rộng, cảnh báo lũ quét ở Bắc Bộ và Trung Bộ
Ô nhiễm môi trường do vận chuyển, xử lý rác thải
Đề nghị 29 tỉnh, thành phố đảm bảo an toàn đê điều trong mùa mưa lũ
Các nhà sản xuất, nhập khẩu đóng góp 1.500 tỷ đồng hỗ trợ xử lý chất thải
Đêm nay (27/12), không khí lạnh tăng cường mạnh hơn, ảnh hưởng đến Thanh Hóa
Dự báo thời tiết 27/12: Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ rét đậm
Chủ động ứng phó không khí lạnh tăng cường, rét và gió mạnh trên biển
Không để phát sinh “điểm nóng” về khai thác cát - cách làm ở Thọ Xuân