(Baothanhhoa.vn) - Việc cung cấp và tiêu thụ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh tại khu vực đô thị, khu vực nông thôn, khu công nghiệp..., đều phải thực hiện cấp nước an toàn (CNAT), cũng như bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đầu tư phát triển hệ thống cấp nước an toàn trên địa bàn tỉnh

Việc cung cấp và tiêu thụ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh tại khu vực đô thị, khu vực nông thôn, khu công nghiệp..., đều phải thực hiện cấp nước an toàn (CNAT), cũng như bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng nước.

Đầu tư phát triển hệ thống cấp nước an toàn trên địa bàn tỉnh

Nhà máy nước sạch tại xã Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, đến hết tháng 3-2020, trên địa bàn tỉnh có 39 hệ thống cấp nước đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư các dự án khoảng 924 tỷ đồng; tỷ lệ người dân được dùng nước sạch khu vực đô thị là 87,2% và có khoảng 20,4% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh từ công trình cấp nước tập trung.

Để bảo đảm từ nay đến hết năm 2020, tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch đạt 95%, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 55%, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh, chính quyền các cấp đã và đang phối hợp với các đơn vị cấp nước hoạt động trên địa bàn tỉnh huy động các nguồn lực cho hoạt động phát triển hệ thống nước sạch đô thị, khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tập trung kêu gọi xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư và cung cấp nước; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đang triển khai thực hiện, đưa vào hoạt động trong năm 2020. Như: Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước Hoằng Hóa, tại xã Hoằng Đồng, công suất 6.500 m3/ngày đêm của Công ty CP Vnwater Hoằng Hóa. Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước tại xã Hà Phong, huyện Hà Trung, công suất 6.000 m3/ngày đêm của Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Thanh Hoa. Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước sạch cho thị trấn huyện Hậu Lộc và một số xã lân cận, công suất 5.000 m3/ngày đêm của Công ty CP Xây dựng và Thương mại số 7 TH. Dự án Nhà máy nước Triệu Sơn, tại xã Tân Ninh, công suất 9.800 m3/ngày đêm của Công ty CP Dịch vụ nước sạch Triệu Sơn. Dự án hệ thống cấp nước sạch liên xã Thành Vân, Thành Tâm và thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, công suất 9.200 m3/ngày đêm của Công ty CP Đầu tư xây dựng Tiến Đạt. Dự án hệ thống cấp và xử lý nước sinh hoạt thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn, với công suất 2.000 m3/ngày đêm...

Đi đôi với đó, tỉnh cũng đã có chủ trương kêu gọi đầu tư xã hội hóa các dự án, như: Nhà máy nước sạch tại thị trấn Yên Cát (Như Xuân); Nhà máy nước sạch tại thị trấn Thống Nhất (Yên Định); Nhà máy nước sạch tại các xã Tân Dân, Hải Lĩnh, Ninh Hải, Hải Ninh, Hải An, Hải Châu, Các Sơn, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Anh Sơn, Ngọc Lĩnh, Định Hải, Phú Sơn, Phú Lâm (Tĩnh Gia); Nhà máy nước sạch tại các xã Vĩnh Yên, Vĩnh Tiến, Vĩnh Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc (Vĩnh Lộc); Nhà máy nước sạch tại thị trấn Lang Chánh và các xã lân cận. Đối với các dự án phát triển mạng lưới cấp nước tại khu vực đô thị, đầu tư mở rộng thêm mạng lưới cấp nước truyền tải, phân phối đến các khu vực thuộc đô thị, khu vực dự kiến thành lập đô thị, bảo đảm hoàn thành tỷ lệ dân số đô thị được dùng nước sạch tại các đô thị, như: TP Thanh Hóa 98%, TP Sầm Sơn 97%, thị xã Bỉm Sơn 99%. Các thị trấn Thọ Xuân, Sao Vàng, Lam Sơn (Thọ Xuân) 90%; Rừng Thông (Đông Sơn) 100%, Nông Cống 95%, Triệu Sơn 95%, Thiệu Hóa 100%..., Thường Xuân 80%, Hồi Xuân (Quan Hóa) 70%, Mường Lát 60%. Tại khu vực nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với đơn vị cấp nước và phương tiện thông tin đại chúng triển khai tuyên truyền, vận động người dân nông thôn tham gia đấu nối và sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung đã đi vào hoạt động khai thác. Đồng thời, tham gia vay vốn để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các mô hình cấp nước sạch của Chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm hạn chế sử dụng nước sinh hoạt từ các nguồn nước không bảo đảm chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe và hoàn thành tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch.

Để thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Xây dựng là cơ quan thường trực, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện. Đồng thời, là đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố, chủ đầu tư các dự án giải quyết các vướng mắc trong quá trình đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, khai thác hệ thống cấp nước, đôn đốc các đơn vị, nhà đầu tư báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch. Các sở, ngành có liên quan của tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ phân bổ vốn đầu tư công các công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh; lập danh mục đầu tư các công trình cấp nước sạch, trình UBND tỉnh phê duyệt để kêu gọi đầu tư trong tháng 4-2020. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện kế hoạch; giải quyết các vướng mắc trong quá trình đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, khai thác hệ thống cấp nước, đôn đốc các đơn vị, nhà đầu tư báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch. Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư công trình cấp nước sạch theo hình thức xã hội hóa được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật. UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành hệ thống cấp nước trên địa bàn quản lý, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng cấp nước trong năm 2020 bảo đảm chỉ tiêu tỷ lệ dân số được dùng nước sạch. Thường xuyên kiểm tra tiến độ triển khai các dự án cấp nước sạch và việc quản lý, sử dụng nước sạch trên địa bàn. Chỉ đạo, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong công tác đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng các dự án cấp nước trên địa bàn. Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân biết về tầm quan trọng của nước sạch, sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích. Kêu gọi vốn đầu tư, huy động nguồn lực từ nhân dân cùng chung tay tham gia đóng góp nguồn vốn phát triển mạng lưới cấp nước.

Các đơn vị đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống cấp nước chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án, hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2020 theo đúng kế hoạch. Tăng cường công tác chống thất thoát và cải tạo các tuyến ống xuống cấp có tỷ lệ thất thoát cao nhằm tăng khả năng truyền tải và cấp nước cho các khu dân cư. Phối hợp với chính quyền các địa phương kêu gọi, tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch.

Ban chỉ đạo CNAT tỉnh định kỳ kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch CNAT và thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn. Xử lý và kiến nghị xử lý các hoạt động trái quy định vi phạm đến hoạt động CNAT và thất thoát, thất thu nước sạch. Để giảm tỉ lệ thất thoát chung theo mục tiêu đến năm 2025, không chỉ tiến hành chống thất thoát ở trên các mạng lưới đường ống đã xây dựng và đang tồn tại mà còn phải bắt đầu chống thất thoát ngay ở các tuyến ống đang được đầu tư xây dựng và sẽ xây dựng. Yêu cầu các đơn vị cấp nước triển khai thiết kế dự án ngoài việc tuân thủ các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, chủ động phân vùng, tách mạng, lắp đặt đủ van khóa, thiết bị... và cập nhật quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt để bảo đảm việc kiểm soát giảm thất thoát, cũng như CNAT.

Bài và ảnh: Xuân Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]