(Baothanhhoa.vn) - “Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu; coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài, là nền tảng bảo đảm cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững”.

Nghị quyết 05-NQ/TU: Tạo chuyển biến từ nhận thức đến hành động vì môi trường bền vững

Bài cuối: Đầu tư bảo vệ môi trường để phát triển bền vững!

“Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu; coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài, là nền tảng bảo đảm cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững”.

Bài cuối: Đầu tư bảo vệ môi trường để phát triển bền vững!Điểm đổi rác thải nhựa lấy đồ dùng thân thiện với môi trường tại xã Thọ Lộc (Thọ Xuân). Ảnh: PV

Tin liên quan:
  • Bài cuối: Đầu tư bảo vệ môi trường để phát triển bền vững!
    Bài 3 - Bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề ...

    Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh vẫn đang tồn tại nhiều bất cập. Do vậy, để giải bài toán khó này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là phát huy và gắn vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác BVMT.

“Điểm nghẽn” cần được khơi thông

Ngay khi Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BVMT đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 ra đời, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch hành động số 135/KH-UBND ngày 15-9-2016 về việc thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU. Qua đó, cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ cho các cấp, các ngành để tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong nghị quyết. Tuy nhiên, quá trình triển khai đã và đang xuất hiện không ít “điểm nghẽn”, do tác động của nhiều nhân tố khách quan lẫn chủ quan.

Sông Mã, dòng sông cổ được ví như “sông mẹ” của xứ Thanh, bởi vai trò vô cùng quan trọng của nó trong việc tạo dựng nên diện mạo vùng đất và đặc biệt là một mạch nguồn văn hóa lắng đọng từ chiều sâu quá khứ. Với chiều dài 242km chảy qua địa phận tỉnh ta, sông Mã đã tạo nên một lưu vực rộng lớn gần 9.000km2 và nhiều phụ lưu chính như sông Luồng (102km), sông Lò (74,5km), sông Bưởi (130km), sông Chu (325km)... Đây được xem là món quà mà tự nhiên đã ưu ái dành cho xứ Thanh để phát triển kinh tế - xã hội. Quan trọng là vậy, ấy thế nhưng dòng sông này đã không ít lần trở thành “nạn nhân” của vấn nạn ô nhiễm môi trường, xuất phát từ sự vô ý thức, bất chấp cả đạo đức lẫn luật pháp của một số người. Gần đây nhất, khoảng trung tuần tháng 4-2021, sông Mã lại “kêu cứu” vì ô nhiễm, do hành vi xả thải của một số cơ sở sản xuất giấy, đũa (thuộc địa phận huyện Bá Thước). Ngành chức năng, chính quyền địa phương đã vào cuộc để xác minh và xử lý các sai phạm. Song, vấn đề đáng quan tâm hơn là nhiều mối nguy vẫn đang rình rập dòng sông và hậu quả lâu dài từ ô nhiễm nguồn nước có thể ảnh hưởng đến sinh kế, đời sống và sức khỏe của hàng vạn người thì ai sẽ chịu trách nhiệm?

Xử lý những kẻ có hành vi coi trọng cái lợi ích trước mắt mà xem nhẹ việc BVMT là việc không có gì để bàn. Đáng bàn ở đây là các sai phạm liên quan đến BVMT của một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, phải chăng chỉ xuất phát từ ý thức, nhận thức hạn chế của chủ cơ sở? Hay là do vẫn còn những “kẻ hở” trong quản lý, kiểm tra, giám sát của ngành chức năng, chính quyền sở tại? Bởi, nhiều cơ sở, doanh nghiệp trong số này đều có cam kết BVMT/kế hoạch BVMT, thậm chí là đề án BVMT đã được phê duyệt/xác nhận. Vấn đề là họ có làm hay không thì không ai giám sát. Để đến khi sự cố xảy ra, môi trường kêu cứu, dân tình ta thán thì mọi việc đã khó vãn hồi. Ông cha ta vẫn dạy, “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Bởi vậy thiết nghĩ, cần nhìn lại vai trò, trách nhiệm, năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về BVMT của một số sở, ngành và chính quyền địa phương, khi để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Người ta thường có xu hướng “đổ lỗi” cho nhận thức, nhưng vốn dĩ câu chuyện nhận thức lại cần có thời gian, thậm chí là cả một quá trình mới có thể thay đổi. Trong khi vấn nạn ô nhiễm môi trường lại không vì cái sự nhận thức chậm chễ ấy mà ít đi; ngược lại, nó sẽ bám chặt lấy cái “lý” ấy mà sinh ra và tồn tại dai dẳng.

Có thể nói, nhận thức hạn chế từ nhiều phía là một “hàng rào” yếu; đồng thời, vai trò, trách nhiệm còn “chưa tới” và thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát của một số sở, ngành, địa phương cũng là một “hàng rào” yếu nữa trong công tác BVMT hiện nay. Bởi thực tế cho thấy, chỉ khi công tác hậu kiểm đối với các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết BVMT, kế hoạch BVMT bị buông lỏng; thì khi ấy các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hoặc không chủ động thực hiện cam kết, hoặc thực hiện kiểu đối phó, thậm chí là không quan tâm đến BVMT. Theo một thống kê, hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch giám sát từ 90 - 100 cơ sở sau khi được phê duyệt báo cáo ĐTM; song thực tế, số cơ sở được giám sát mới đạt khoảng 5%. Ngoài ra, UBND cấp huyện đã xác nhận hơn 3.000 cam kết BVMT, kế hoạch BVMT theo thẩm quyền; tuy nhiên, công tác hậu kiểm còn chưa thực hiện thường xuyên. Đó là chưa kể chất lượng, hiệu quả, tác dụng ngăn chặn còn thấp; việc phát hiện, xử lý vi phạm mới chỉ là phần nổi của tảng băng; trong khi việc xử lý có lúc có nơi lại thiếu triệt để và không đủ sức răn đe.

Từ năm 2016 đến nay, ngân sách chi cho sự nghiệp môi trường của tỉnh đã được phân bổ tăng lên đáng kể qua các năm và bảo đảm 1,5% tổng chi ngân sách địa phương. Theo đó, tổng kinh phí sự nghiệp môi trường từ nguồn ngân sách giai đoạn 2016-2020 là 1.992 tỷ đồng, gấp 1,8 lần so với chỉ tiêu Bộ Tài chính giao (mức tối thiểu Trung ương quy định là 1%). Mặc dù vậy, so với yêu cầu đặt ra trong công tác BVMT hiện nay, thì mức chi từ ngân sách là chưa thể đáp ứng. Điều này khiến cho nhiều chương trình, dự án đã được ban hành, phê duyệt (đặc biệt là các dự án xử lý chất thải rắn, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích...) chưa thể thực hiện do thiếu kinh phí.

...

Các “điểm nghẽn” từ nhận thức, ý thức đến việc thực thi; từ kinh phí hạn hẹp, đến những yếu tố khách quan của thiên tai, biến đổi khí hậu và cả quá trình tăng trưởng “nóng” kinh tế kéo theo các hệ lụy xã hội... tất cả đã và đang khiến cho “dòng chảy chính sách” chưa thể được khơi thông. Và do đó, Nghị quyết 05 cũng chưa thể phát huy hết vai trò, ý nghĩa của nó như một “hàng rào” pháp lý hữu hiệu, nhằm bảo vệ sự trong lành và bền vững của môi trường.

Giải pháp thiết thực, hành động quyết liệt

Kết luận số 2073-KL/TU, ngày 7-9-2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU, ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BVMT trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, đã nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo: “Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu; coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài, là nền tảng bảo đảm cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững”.

Với tư tưởng chỉ đạo nêu trên, có thể nói, để tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết 05, trước hết cần đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; đồng thời, phải chịu trách nhiệm và tự nhận hình thức kỷ luật trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn. Cùng với đó, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về BVMT, thiết nghĩ, cần gắn với trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật BVMT; quản lý chặt chẽ công tác BVMT ngay trong quá trình xây dựng, phê duyệt các dự án đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư cho doanh nghiệp. Ngoài ra, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai hành vi vi phạm pháp luật về BVMT; xem đây là một công cụ pháp lý hữu hiệu, tạo sức răn đe đối với những hành vi làm tổn hại đến môi trường.

Để khơi thông các “điểm nghẽn” trong thực thi chính sách BVMT, thì trọng tâm vẫn là nguồn lực và các giải pháp thiết thực, khả thi nhằm thúc đẩy chính sách đi đúng hướng và mang lại các giá trị lớn hơn là tạo ra một “vành đai xanh” để BVMT tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. Bởi lẽ, BVMT là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. Do đó, cần kết hợp giữa nguồn lực của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống. Cụ thể, để huy động nguồn lực cho công tác BVMT, các sở, ngành liên quan như Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường tham mưu xây dựng và ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng công trình thu gom, xử lý nước thải, rác thải, tái chế, tái sử dụng chất thải nông nghiệp... Sở Công Thương tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; lồng ghép sản xuất sạch hơn trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp...

Trong công tác quản lý và BVMT hiện nay, nhiều chuyên gia đã nhấn mạnh đến việc sử dụng các công cụ kinh tế và pháp lý, mà cụ thể là các đạo luật, các chế tài có khả năng điều hòa xung đột giữa kinh tế và môi trường. Điều này cũng đã được đề cập tương đối cụ thể trong Luật BVMT 2020, thông qua các chính sách thuế, phí về BVMT; ký quỹ BVMT; chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường... Nhiều ý kiến cho rằng, những công cụ kinh tế này nếu được sử dụng một cách hiệu quả, sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể có liên quan chủ động lập kế hoạch BVMT; tuân thủ pháp luật thông qua việc lồng ghép chi phí BVMT với chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, nhằm tăng hiệu quả, khuyến khích đổi mới công nghệ và hướng tới sản xuất sạch hơn.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, hoạt động BVMT nói chung, xử lý các sự cố môi trường nói riêng phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch. Đồng thời, cần ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải. Đây vừa là yêu cầu, nhưng cũng có thể xem là một giải pháp cho vấn đề môi trường hiện nay. Do đó, cần tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động BVMT. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác, để tăng cường việc tuân thủ pháp luật BVMT, cũng như từng bước xây dựng và lan tỏa văn hóa BVMT vào ý thức người dân và đời sống cộng đồng...

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Lấy BVMT sống và sức khỏe Nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”. Đây là sự định hướng mang tầm chiến lược của Đảng ta đối với vấn đề môi trường. Từ đó để thấy rằng, BVMT vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Và do vậy, đầu tư cho BVMT cũng chính là đầu tư cho phát triển bền vững!

Nhóm phóng viên VH-XH



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]