[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở phát triển công nghiệp nặng, nông nghiệp là nền tảng; công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là mũi nhọn... đến năm 2025 phấn đấu trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quan trọng này đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh phải đổi mới cách làm, đặc biệt là phải đẩy mạnh thu hút đầu tư để tạo ra nguồn lực lớn thúc đẩy tăng trưởng.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Một số chương trình trọng tâm giai đoạn 2021-2026 mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX đề ra đều làm bật quan điểm tạo cơ chế tốt nhất để thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp xác định tập trung huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, tập trung thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, phấn đấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại giai đoạn 2021-2025 đạt 1.125.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 18,6 tỷ USD; nộp ngân sách nhà nước 118.800 tỷ đồng.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Đối với Chương trình phát triển du lịch, tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu, điểm du lịch làm cơ sở để thu hút đầu tư khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh phát triển du lịch; chú trọng thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, ưu tiên các dự án có sản phẩm du lịch chất lượng cao, độc đáo, khác biệt để xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch của tỉnh, phấn đấu năm 2025 đón 16 triệu lượt khách, đưa du lịch thành 1 trong 5 trụ cột tăng trưởng.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Cùng với đó, tỉnh tập trung phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực, 5 trụ cột tăng trưởng, 6 hành lang kinh tế để tạo không gian mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các trung tâm kinh tế gồm, Trung tâm động lực TP. Thanh Hóa - TP. Sầm Sơn gắn với phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực, chú trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, du lịch biển, du lịch văn hóa; phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn. Trung tâm động lực phía Nam (Khu kinh tế Nghi Sơn) gắn với phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với khai thác hiệu quả cảng biển Nghi Sơn và dịch vụ logistics. Trung tâm động lực phía Bắc (Thạch Thành - Bỉm Sơn) gắn với phát triển nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến, chế tạo; chế biến nông lâm sản, dược phẩm, da giày, dịch vụ, du lịch. Trung tâm động lực phía Tây (Lam Sơn - Sao Vàng) gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp hàng không, điện tử viễn thông, công nghiệp công nghệ cao; du lịch di sản.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm. Trong đó, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, thông minh để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao; hình thành và phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Đổi mới mạnh mẽ phương thức sản xuất, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm chủ lực.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Tập trung phát triển công nghiệp - xây dựng với tốc độ cao, trọng tâm là công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến, chế tạo; thu hút đầu tư một số dự án công nghiệp quy mô lớn, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Theo đó, ban hành cơ chế, chính sách đột phá để thu hút và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về công nghiệp nặng; phát triển hợp lý các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển mạnh ngành công nghiệp lọc hóa dầu và sau lọc hóa dầu; công nghiệp phục vụ kinh tế biển; sản xuất thiết bị điện, linh kiện và thiết bị điện tử; trang thiết bị y tế. Tiếp tục phát triển hợp lý các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động ở khu vực nông thôn, miền núi, như may mặc, giày da, để giải quyết việc làm cho lao động. Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh để phát triển công nghiệp bền vững. Thu hút đầu tư các dự án công nghiệp mới quy mô lớn, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh…

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Tiếp tục phát triển mạnh các ngành dịch vụ, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trọng điểm về du lịch, vận tải - cảng biển của khu vực Bắc Trung bộ và cả nước. Phát triển đồng bộ, hợp lý giữa vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không. Khuyến khích phát triển mạnh hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị tại thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn và thị trấn của các huyện. Xúc tiến thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo làm trung tâm giao thương hàng hóa với nước bạn Lào.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Đặc biệt, tỉnh sẽ có nhiều biện pháp đồng bộ và quyết liệt để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sức hấp dẫn mới để đẩy mạnh thu hút đầu tư, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Theo đó, rà soát, khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao thứ hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); phấn đấu các chỉ số đứng trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Tập trung thu hút các nguồn lực để phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là hạ tầng liên quan đến đầu tư và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đến đời sống và sản xuất của người dân. Xây dựng hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại, tạo thành mạng lưới giao thông hợp lý, kết nối thuận lợi trong và ngoài tỉnh, kết nối các vùng, các trung tâm kinh tế động lực.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ, bảo vệ môi trường là tiêu chí để lựa chọn xúc tiến đầu tư; ưu tiên các dự án quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, thân thiện với môi trường. Cơ cấu lại đầu tư công, tập trung bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền; quan tâm đầu tư cho khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Có thể nói với việc tỉnh được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa, là những bản “thiết kế đẹp” mời gọi các nhà đầu tư mạnh vào Thanh Hóa.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX và các Nghị quyết của Trung ương, bằng tinh thần quyết tâm cao nhất, các cấp, ngành, cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh đã có nhiều biện pháp, việc làm sáng tạo ngay trong năm đầu thực hiện. UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động vốn cho đầu tư phát triển. Trong đó chú trọng nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư. Qua đó thúc đẩy mối quan hệ hợp tác của tỉnh với các địa phương, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư, thực hiện thường xuyên trên phương tiện thông tin đại chúng. Đón tiếp, làm việc, tổ chức đưa đi tham quan thực địa, cung cấp thông tin cho hàng ngàn lượt doanh nghiệp, nhà đầu tư. Thông qua các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức xúc tiến đầu tư, thương mại của nước ngoài tại Việt Nam để cung cấp các tài liệu, thông tin giới thiệu về môi trường đầu tư kinh doanh, chính sách, tiềm năng, cơ hội đầu tư của tỉnh cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh tại Thanh Hóa.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Chủ tịch UBND tỉnh duy trì lịch tiếp doanh nghiệp định kỳ hàng tháng và chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm việc tiếp nhận phản ảnh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, những khó khăn vướng mắc liên quan, qua đó kịp thời tháo gỡ đảm bảo phù hợp với quy định. Lãnh đạo UBND tỉnh cũng tổ chức các hội nghị làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án lớn, trọng điểm đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Đặc biệt là, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư công trình hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, liên tỉnh, các trung tâm kinh tế, trục giao thông chính với các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh, tạo điều kiện cho nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, XVIII, trong giai đoạn 2011-2020, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 1.845 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 350.000 tỷ đồng, trong đó có 109 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 4.185 triệu USD. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 138 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký 14,475 tỷ USD, đứng thứ 8 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, văn hóa - xã hội, du lịch, đã và đang phát huy hiệu quả làm thay đổi căn bản diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số dự án lớn được chấp thuận chủ trương đầu tư đang triển khai thực hiện, có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong các lĩnh vực như: Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn II (2.793 triệu USD), Dây chuyền 2 và 3 xi măng Long Sơn (7.382 tỷ đồng), Nhà máy hóa chất Đức Giang (2.400 tỷ đồng); Khu trang trại sản xuất kinh doanh giống lợn và chăn nuôi lợn thương phẩm chất lượng cao tại khu vưc phía Bắc Việt Nam (50 triệu USD); Chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp (3.800 tỷ đồng); Trung tâm các trang trại chăn nuôi bò sữa chất lượng cao (1.600 tỷ đồng); Khu phát triển GAS&LNG và các loại hình phụ trợ lọc hóa dầu tại Khu kinh tế Nghi Sơn (3.805 tỷ đồng); Dự án số 1 Khu đô thị mới Trung tâm TP Thanh Hóa (11.623 tỷ đồng); Khu du lịch cao cấp Bến En (4.960 tỷ đồng), Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP. Sầm Sơn (1.473 tỷ đồng); Thành phố giáo dục Quốc tế Thanh Hóa tại TP Thanh Hóa (2.500 tỷ đồng); Khu dịch vụ y tế chất lượng cao tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh liên doanh (793 tỷ đồng); Bệnh viện Quốc tế Sao Mai (700 tỷ đồng); Khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại tại xã Quảng Nham (4.969 tỷ đồng)…

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Năm 2021 dù gặp những khó khăn cực lớn, chưa có tiền lệ, nhưng bằng các giải pháp linh hoạt, sáng tạo, toàn tỉnh đã thu hút được 103 dự án đầu tư trực tiếp, bằng 57,5% so với cùng kỳ, trong đó có 11 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 24.701 tỷ đồng (tăng 17,2% so với cùng kỳ) và 155,25 triệu USD (bằng 61,5% so với cùng kỳ).

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Với sự kiến tạo hiệu quả của tỉnh, Thanh Hóa đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Bên cạnh những kết quả đạt được công tác xúc tiến đầu của tỉnh trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là việc nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng đầu tư còn bị động, chưa thực sự hiệu quả, thiết thực; thông tin và cơ sở dữ liệu xúc tiến đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Công tác xây dựng danh mục dự án mới đáp ứng về số lượng, nhưng các thông tin cơ bản để kêu gọi đầu tư còn thiếu. Cùng với đó là thiếu quỹ “đất sạch” để thu hút đầu tư, đặc biệt là quỹ đất dành cho các dự án lớn. Hạ tầng kỹ thuật, xã hội tại một số khu, cụm công nghiệp còn thiếu đồng bộ, chưa hoàn thiện. Công tác vận động, xúc tiến đầu tư còn chưa thực sự hiệu quả, thiết thực, số lượng dự án quy mô lớn, công nghệ cao, dự án thuộc lĩnh vực xã hội hóa như y tế, giáo dục, môi trường, nước sạch... thu hút vào địa bàn tỉnh còn ít.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện nội dung các thỏa thuận hợp tác đầu tư, các dự án được ký kết còn chậm. Nhiều dự án triển khai chậm do vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Các hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh chưa thật sự kết nối với các địa phương khác trong khu vực cũng như với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia do các bộ, ngành ở Trung ương tổ chức.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Để xảy ra tình trạng trên, bên cạnh nguyên nhân khách quan do dịch bệnh, biến động thị trường, chúng ta cũng bị chi phối bởi những quy định pháp luật trong nước. Đó là, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28-2-2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 20-4-2020 nhưng đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể về nội dung đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án chuyên ngành, xã hội hóa, nên khó khăn trong việc triển khai thực hiện, ảnh hưởng đến việc kêu gọi, thu hút các dự án nói chung và dự án xã hội hóa trên địa bàn tỉnh. Một số quy định giữa pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, nhà ở và kinh doanh bất động sản, đấu thầu, quản lý, sử dụng tài sản công, quản lý vốn của nhà nước còn có sự bất cập, chồng chéo, chưa được giải quyết triệt để, gây khó khăn cho việc áp dụng thực hiện và làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai hồ sơ, thủ tục và thực hiện dự án của nhà đầu tư.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Phần lớn các dự án của nhà đầu tư trong nước đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trên địa bàn tỉnh thuộc trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để giải phóng mặt bằng. Việc thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hầu hết đều gặp khó khăn trong việc thống nhất về mức bồi thường với các hộ dân dẫn đến thời gian hoàn thành hồ sơ, thủ tục dự án bị kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án và môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Đáng nói, chất lượng, tầm nhìn của một số quy hoạch còn hạn chế, thiếu đồng bộ, đặc biệt là giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch vùng. Thời gian lập, điều chỉnh một số quy hoạch chi tiết xây dựng trong Khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp và các khu vực thuộc thành phố Thanh Hóa kéo dài, ảnh hưởng đến việc định hướng, thu hút đầu tư vào tỉnh. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất nhìn chung còn chậm, nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Lực lượng làm công tác xúc tiến đầu tư chưa được chuẩn hóa về nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ; khả năng phân tích, tiếp cận và đánh giá tiềm năng thị trường và lựa chọn đối tác chiến lược còn nhiều hạn chế...

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Phát biểu kết luận hội nghị đánh giá tình hình và bàn giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh diễn ra ngày 9-3-2022, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn cho biết, thời gian qua UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư và đạt nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều “điểm nghẽn”, hạn chế, yếu kém cần phải tập trung tháo gỡ. Nhiệm vụ này phải được thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt cả trong chỉ đạo, điều hành và thực thi ở cơ sở.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Theo đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, chúng ta phải tranh thủ thời cơ, chuẩn bị tốt các điều kiện, môi trường, tạo lợi thế, sức cạnh tranh, để Thanh Hóa trở thành “thỏi nam châm”, điểm đến hấp dẫn thú hút các nhà đầu tư thời kỳ hậu dịch bệnh.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Đồng chí đề nghị các ngành, địa phương nâng cao hơn nữa chất lượng lập và phê duyệt quy hoạch; khẩn trương hoàn thành việc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng các Quy hoạch phân khu chức năng trong Khu kinh tế Nghi Sơn. Tập trung tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù về thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét, ban hành. Các sở, ngành, cơ quan chức năng nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh cơ chế rút ngắn thời gian, thủ tục đầu tư không vi phạm quy đinh pháp luật đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào tỉnh. Nghiên cứu cơ chế, chích sách thực hiện giải phóng “mặt bằng sạch” tại một số khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh có tiềm năng, lợi thế lớn để đón nhà đầu tư.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Trên cơ sở các văn bản của tỉnh đã ban hành và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, các cấp, ngành cần phải tiếp tục rà soát, hoàn thiện, bổ sung, xây dựng các quy hoạch, cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng lập và phê duyệt quy hoạch; công khai, minh bạch các quy hoạch, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành; rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới một số cơ chế, chính sách như cơ chế, chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng sạch cho các dự án quy mô lớn, công nghệ cao; cơ chế, chính sách thu hút và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa, trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt, phải đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư. Chủ động xúc tiến đầu tư có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm theo các trung tâm kinh tế động lực, trụ cột tăng trưởng, hành lang kinh tế, vùng liên huyện mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX đã đề ra; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Mở rộng, tìm kiếm các đối tác tiềm năng, quan tâm thu hút các nhà đầu tư lớn đã khẳng định thương hiệu, các dự án sản xuất kinh doanh quy mô lớn, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị, làm hạt nhân tạo sự lan tỏa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Một biện pháp quan trọng là, tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, tạo nhiều “quỹ đất sạch” làm cơ sở để kêu gọi, xúc tiến, thu hút đầu tư. Tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tạo niềm tin, làm cầu nối, sức lan tỏa để thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư mới.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Xúc tiến, thu hút đầu tư có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đường hướng đã được hoạch định, phát huy những kết quả đã đạt được, các ngành, địa phương phải thể hiện quyết tâm đổi mới mạnh mẽ để cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến, thu hút đầu tư. Có như thế chúng ta mới có thể cán đích các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) đã đề ra.

[E-Magazine] - Khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư

Nội dung: Việt Ba

Đồ họa: Mai Huyền

Xuất bản: 5:11:03:2022:14:06

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM