(Baothanhhoa.vn) - Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên (Thường Xuân) có 23.816 ha rừng đặc dụng, trong đó có trên 5.000 ha rừng nguyên sinh là nơi phân bố các loài hạt trần quý hiếm, trong đó điển hình là quần thể cây samu, pơmu cổ thụ hàng ngàn năm tuổi, đường kính tới 4m, được công nhận là cây di sản Việt Nam. Hiện khu bảo tồn được coi là trung tâm đa dạng sinh học (ĐDSH) đại diện cho khu vực Tây Bắc và Bắc Trung bộ.

Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong bảo vệ rừng, nâng cao tính đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên (Thường Xuân) có 23.816 ha rừng đặc dụng, trong đó có trên 5.000 ha rừng nguyên sinh là nơi phân bố các loài hạt trần quý hiếm, trong đó điển hình là quần thể cây samu, pơmu cổ thụ hàng ngàn năm tuổi, đường kính tới 4m, được công nhận là cây di sản Việt Nam. Hiện khu bảo tồn được coi là trung tâm đa dạng sinh học (ĐDSH) đại diện cho khu vực Tây Bắc và Bắc Trung bộ.

Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong bảo vệ rừng, nâng cao tính đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân LiênLực lượng kiểm lâm KBTTN Xuân Liên tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra an ninh rừng.

Ông Phạm Anh Tám, Giám đốc KBTTN Xuân Liên, cho biết: Nhằm bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), bảo tồn ĐDSH ở khu bảo tồn, những năm qua đơn vị đã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) trong công tác BVR, PCCCR, nâng cao tính ĐDSH. Đến nay, đơn vị đã xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu để thuận tiện cho tra cứu và điều hành, áp dụng công nghệ vào quản lý, BVR như sử dụng máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy GPS trong hoạt động tuần tra rừng, ghi nhận thông tin ĐDSH, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng thông qua ảnh vệ tinh để đánh giá nhanh diễn biến rừng trong kỳ kiểm kê đánh giá. Bên cạnh đó, đơn vị đã ứng dụng thành công sáng kiến “Ứng dụng KHCN để nâng năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật và giám sát ĐDSH tại KBTTN Xuân Liên bằng phần mềm Smat phone”. Ngoài ra, đơn vị đã thực hiện có hiệu quả và nhân rộng sáng kiến “Ứng dụng bổ sung phần mềm GPS- Photo Link xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và quảng bá các loài cây cổ thụ quý hiếm và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên ở KBTTN Xuân Liên”. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong công tác BVR, PCCCR, nâng cao tính ĐDSH ở KBTTN Xuân Liên đã giúp lãnh đạo quản lý nắm bắt được tình hình thực tế các trạm kiểm lâm, làm giảm thời gian đi kiểm tra đến các trạm từ 96 ngày xuống 12 ngày. Công cụ này cũng được áp dụng cho các tổ BVR của các thôn, bản nhận khoán BVR với khu bảo tồn để các trạm kiểm lâm giám sát và điều hành các tổ BVR; tiếp tục thực hiện và nhân rộng sáng kiến ứng dụng hệ thống GPS-Photo Link quản lý cây cổ thụ quý hiếm trong khu bảo tồn với các loài: bách xanh, pơmu, samu, dẻ tùng sọc trắng, sến mật... đưa vào quản lý, giám sát trên phần mềm GPS-Photo Link và trên Website của khu bảo tồn.

Theo thống kê, giai đoạn 2016-2021 KBTTN Xuân Liên đã triển khai và thực hiện có hiệu quả 11 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học trong công tác BVR, PCCCR, nâng cao tính ĐDSH, như các đề tài, dự án: “Trồng rừng bán ngập nước tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường vùng ven lòng hồ chứa nước Cửa Đạt”; “Xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp bền vững tại vùng đệm KBTTN Xuân Liên”; “Điều tra, bảo tồn và phát triển 3 loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao: bách xanh, sến mật và re hương tại KBTTN Xuân Liên”; “Sử dụng bền vững tài nguyên rừng đặc dụng KBTTN Xuân Liên” đã và đang thực hiện có hiệu quả và nhân ra diện rộng...

Bên cạnh đó, công tác tuần tra, kiểm tra an ninh rừng và xử lý vi phạm luôn được đặt lên hàng đầu, trong 5 năm qua khu bảo tồn đã chỉ đạo kiểm lâm viên phối hợp với các tổ BVR cộng đồng thôn, bản vùng đệm tổ chức được 5.140 lượt tuần tra, kiểm tra an ninh rừng, kết hợp cập nhật thông tin tiểu khu trên toàn bộ diện tích 31 tiểu khu, tập trung ưu tiên các khu vực trọng điểm khai thác, các khu vực giàu tài nguyên rừng; thực hiện tốt việc quản lý, giám sát gỗ làm nhà ở trong dân, quản lý có hiệu quả số lượng cưa xăng tại cộng đồng, kiểm soát không để người dân phá rừng làm nương rẫy trái phép... Qua công tác tuần tra, kiểm tra rừng, KBTTN Xuân Liên đã phát hiện, xử lý 76 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, xử phạt nộp ngân sách Nhà nước trên 426 triệu đồng. Ngoài ra, KBTTN Xuân Liên còn phối hợp chặt chẽ với Hạt Kiểm lâm Thường Xuân, KBTTN Pù Hoạt, huyện Quế Phong (Nghệ An) tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm tra an ninh rừng vùng giáp ranh.

Việc ứng dụng KHCN trong công tác BVR, phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH ở KBTTN Xuân Liên đã góp phần bảo vệ hiệu quả diện tích rừng hiện có, nâng cao tính ĐDSH, nâng độ che phủ rừng ở khu bảo tồn lên 97%.

Bài và ảnh: Vũ Khắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]