(Baothanhhoa.vn) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về việc tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa triển khai thực hiện quy trình xử lý TTHC trên môi trường điện tử

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về việc tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Thanh Hóa triển khai thực hiện quy trình xử lý TTHC trên môi trường điện tử

Ảnh minh họa.

Sau một thời gian tích cực chuẩn bị triển khai Chương trình xây dựng chính quyền điện tử, đến nay các điều kiện cần và đủ để tạo bước phát triển mới, đột phá mới về xử lý văn bản, hồ sơ công việc, TTHC trên môi trường điện tử đã được tạo lập. Hệ thống thể chế đã được hoàn thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp đủ điều kiện để các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã xử lý công việc trên môi trường điện tử; đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo, trang bị kiến thức về công nghệ thông tin đủ điều kiện chuyển sang môi trường làm việc mới; môi trường làm việc trên mạng điện tử. Trong khi yêu cầu cải cách hành chính (CCHC) chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử, giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, đảm bảo công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính đang là vấn đề có tính chất quyết định trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Để đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong tình hình mới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch xử lý văn bản, hồ sơ công việc, TTHC trên môi trường điện tử trong các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã với các nội dung sau:

1. Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện mục tiêu sau:

- Từ ngày 22-5-2020 trở đi, 100% văn bản, hồ sơ công việc của các cơ quan cấp tỉnh được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật).

- Từ ngày 1-7-2020 trở đi, 100% văn bản, hồ sơ công việc của UBND cấp huyện được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện từ (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định cùa pháp luật).

- Từ ngày 1-9-2020 trở đi, 100% văn bản, hồ sơ công việc của UBND cấp xã được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật).

2. Trách nhiệm của Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tổ chức quán triệt và tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về giao dịch điện tử, chữ ký số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Phải xác định việc xử lý văn bản, hồ sơ công việc, xử lý TTHC trên môi trường điện tử là thực hiện đột phá về cải cách TTHC, đổi mới tác phong, lề lối làm việc theo hướng hiện đại, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ được giao tại cơ quan, đơn vị, góp phần quan trọng đẩy mạnh CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải gương mẫu, đi đầu trong việc ký số và xử lý công việc trên môi trường điện tử; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai xử lý văn bản, hồ sơ công việc TTHC trên môi trường điện tử tại cơ quan, đơn vị mình.

- Tạm điều chuyển công việc của những cán bộ, công chức đến thời điểm thực hiện xử lý trên môi trường mạng nhưng chưa có khả năng thực hiện cho đến khi những cán bộ, công chức nói trên đã thực hiện thành thạo việc xử lý công việc trên môi trường mạng.

- Ưu tiên bố trí tối thiểu 01 cán bộ, công chức có chuyên môn về công nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ quản trị mạng tại cơ quan, đơn vị mình; hỗ trợ và tạo điều kiện để cán bộ, công chức quản trị mạng được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ.

3. Giao Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Khẩn trương rà soát và đăng ký với Ban Cơ yếu Chính phủ về nhu cầu sử dụng chứng thư số cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức do đơn vị mình quản lý, theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 185/2019/TT-BQP ngày 4-12-2019 của Bộ Quốc phòng. Chỉ đạo cài đặt và triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trên Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc tại cơ quan, đơn vị.

- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy trình tiếp nhận, xử lý, phát hành, quản lý và lưu trữ, hồ sơ điện tử trên hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc tại Cơ quan UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết việc triển khai xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử tại UBND các huyện, thị xã, thành phố UBND các xã, phường, thị trấn đảm bảo thực hiện mục tiêu về tiến độ xử lý công việc trên môi trường mạng của địa phương, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh) trước ngày 30-5-2020.

4. Giao Văn phòng UBND tỉnh:

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh thành lập 03 Tổ công tác đi kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị tại các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố do 01 đồng chí Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh và 01 đồng chí Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông và 01 đồng chí Phó Giám đốc Sở Nội vụ làm Tổ trưởng.

- Kể từ ngày 22-5-2020, Văn phòng UBND tỉnh chỉ tiếp nhận và tham mưu giải quyết văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử; không tiếp nhận tham mưu xử lý văn bản, hồ sơ bằng giấy của các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh (trừ các văn bản, hồ sơ công việc có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật và những hồ sơ chưa thể số hóa).

5. Giao Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các ngành, đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá an toàn thông tin, đảm bảo hệ thống thông tin của tỉnh hoạt động ổn định, thông suốt, an toàn thông tin, đặc biệt là Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; tuyệt đối không để xảy ra lộ lọt thông tin, dữ liệu.

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh thực hiện việc sao lưu dữ liệu hàng ngày của Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc để đảm bảo an toàn thông tin mọi lúc, mọi nơi.

- Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc và thực hiện ký số trên văn bản điện tử; kịp thời hỗ trợ các ngành, địa phương, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.

- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ hoàn thiện các chức năng của Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc cho phù hợp, thuận lợi trong quá trình sử dụng; nghiên cứu, phát triển phiên bản phần mềm trên nền tảng di động. Chủ trì, phối họp với các đơn vị liên quan, chỉ đạo tích hợp phần mềm một cửa điện tử các cấp với phần mềm Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc nhằm chia sẻ, kết nối dữ liệu thuận lợi, thông suốt.

- Bố trí nhân lực có đủ trình độ, năng lực, đạo đức, phẩm chất chính trị cho Trung tâm tích hợp và an toàn dữ liệu của tỉnh; nghiên cứu, đề xuất phụ cấp đặc thù đối với đội ngũ cán bộ làm việc tại Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trung tâm tích hợp dữ liệu của Văn phòng UBND tỉnh; báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc gửi, nhận, xử lý văn bản điện tử tại các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố; định kỷ hàng tháng, gửi kết quả thống kê tỷ lệ gửi, nhận, xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của các cơ quan, đơn vị về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp vào báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm, báo cáo UBND tỉnh tại các phiên họp thường kỳ.

6. Giao Sở Nội vụ:

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh về quản lý, tạo lập hồ sơ công việc, lưu trữ điện tử kết hợp lưu trữ văn bản giấy theo quy định hiện hành của pháp luật; đảm bảo hoàn thành trước ngày 30-5-2020.

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh mời các chuyên gia của các Bộ, ngành Trung ương để quán triệt, tập huấn, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05-3-2020 của Chính phủ về công tác văn thư và Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08-4-2020 của Chính phủ về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; đảm bảo hoàn thành trước ngày 30-5-2020.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, tham mưu bổ sung tiêu chí điểm thưởng, điểm trừ về ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử trong việc đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

- Yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]