(Baothanhhoa.vn) - Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, hoạt động thí nghiệm (kể cả thử nghiệm, xét nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị...) là một bộ phận không thể thiếu của khoa học, công nghệ (KHCN) và kinh tế. Lĩnh vực hoạt động của thí nghiệm ngày càng được mở rộng, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào thực tiễn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào thực tiễn

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, hoạt động thí nghiệm (kể cả thử nghiệm, xét nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị...) là một bộ phận không thể thiếu của khoa học, công nghệ (KHCN) và kinh tế. Lĩnh vực hoạt động của thí nghiệm ngày càng được mở rộng, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào thực tiễn.

Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào thực tiễn

Hoạt động thực hành thí nghiệm tại phòng thí nghiệm Khoa Nông lâm, Trường Đại học Hồng Đức.

Hiện nay, các phòng thí nghiệm trên địa bàn tỉnh đã có sự phát triển so với trước đây. Cùng với việc đầu tư mua sắm trang thiết bị khoa học - kỹ thuật tại các phòng thí nghiệm từ ngân sách Nhà nước cho các tổ chức KH&CN công lập, nhiều công ty, doanh nghiệp cũng đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng các phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất, kinh doanh. Qua thống kê của ngành chức năng, ngoài các phòng thí nghiệm, thử nghiệm công lập thuộc các sở và các trường đại học, cao đẳng, trên địa bàn tỉnh hiện có 20 phòng thí nghiệm, thử nghiệm chuyên ngành thuộc các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ thí nghiệm. Đơn cử như phòng thí nghiệm của Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Công ty Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông... Sau nhiều năm đi vào hoạt động, đầu tư cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm và thành lập trung tâm phát triển KH&CN với nhiều trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đã nghiên cứu và sản xuất thành công phân bón NPK-Si có hàm lượng Si dễ tiêu cho cây lúa, được nông dân tin dùng. Hàm lượng silic dễ tiêu được đưa vào phân bón NPK theo tỷ lệ phù hợp với từng thời điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa (bón lót, bón thúc), góp phần tăng năng suất từ 8 đến 15%, giúp tiết kiệm cho người dân từ 6 đến 25% lượng phân bón mỗi vụ. Từ thành công với cây lúa, trên cơ sở đầu tư trang thiết bị, nguồn nhân lực cho phòng thí nghiệm, công ty tiếp tục nghiên cứu và phát triển mở rộng phạm vi ứng dụng ra các cây trồng khác như mía, cà phê, cao su, cói... và đạt nhiều kết quả. Hay như Công ty CP Mía đường Lam Sơn, cùng với hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều năm qua, công ty đã đầu tư hạ tầng, hệ thống phòng thí nghiệm với nhiều trang thiết bị hiện đại tập trung nghiên cứu, thực nghiệm sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, an toàn với người tiêu dùng; khảo nghiệm, đánh giá, tuyển chọn, nhân giống mía chất lượng, sạch bệnh cung cấp cho vùng nguyên liệu. Theo đó, hàng năm, công ty sản xuất từ 1,5 - 2,3 triệu cây giống mía invitro, hơn 2 triệu cây hoa lan các loại. Cũng từ việc đầu tư hàng chục tỷ đồng cho phòng thí nghiệm, công ty đã nghiên cứu và hoàn thiện sản xuất sản phẩm Đông trùng hạ thảo với quy mô 2.000 sản phẩm/năm. 2 năm gần đây, công ty còn phát triển sản xuất mía và lúa hữu cơ tại các huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn - một hướng đi mới trong lĩnh vực trồng trọt.

Tại Trường Đại học Hồng Đức, để nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, ngay từ khi được thành lập, nhà trường luôn quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, đặc biệt là các phòng thí nghiệm thuộc Khoa Nông lâm, Khoa Kỹ thuật công nghệ và Khoa Khoa học Tự nhiên. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên có những thiết bị của phòng thí nghiệm được đầu tư lên tới gần 8 tỷ đồng, như máy hiển vi điện tử quét (SEM) có trị giá trên 7,6 tỷ đồng; máy phân tích hàm lượng kim loại có trị giá hơn 3,8 tỷ đồng... Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Xuân Lương, Trưởng Khoa Khoa học Tự nhiên, vai trò, hiệu quả mà các phòng thí nghiệm trong trường đại học mang lại là rất lớn. Và, muốn nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả nghiên cứu khoa học trong nhà trường nhất thiết phải đầu tư phòng thí nghiệm với những trang thiết bị hiện đại, đồng bộ. Chính nhờ đầu tư các phòng thí nghiệm, những năm gần đây, cán bộ, giảng viên của Khoa Khoa học Tự nhiên đã thực hiện hiệu quả nhiều đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp Nhà nước, như: Đề tài “Bảo tồn nguồn gen vịt Cổ Lũng”, “Bảo tồn nguồn gen cây khôi tía”, “Nghiên cứu thành phần hóa học của các loài thực vật cho tinh dầu và đề xuất giải pháp phát triển bền vững cho vùng đệm Vườn Quốc gia Bến En”...

Mặc dù mang lại nhiều hiệu quả trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh, nhưng việc xây dựng, duy trì hoạt động của nhiều phòng thí nghiệm vẫn gặp những khó khăn, nhất là kinh phí đầu tư các trang thiết bị, máy móc đồng bộ, dẫn đến không phải phòng thí nghiệm nào cũng có đầy đủ máy móc, thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước cũng như quốc tế. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư mạnh mẽ, đồng bộ hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị của chính quyền các cấp, ngành chức năng, các tổ chức, doanh nghiệp cho các phòng thí nghiệm. Mỗi tổ chức KH&CN, mỗi đơn vị, doanh nghiệp được ngân sách đầu tư cũng như tự chủ đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm cần chú trọng khai thác hết công năng trang thiết bị của phòng thí nghiệm. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi khâu đột phá về nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra.

Bài và ảnh: Lê Phong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]