13:14 05/05/2025 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Sáng 5/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá toàn diện về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Sáng 5/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá toàn diện về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Toàn cảnh hội nghị.

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại biểu dự hội nghị.

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh và Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh dự hội nghị.

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đại biểu dự hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Đá Thanh Hóa; các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; các doanh nghiệp, nhà thầu thi công có sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn phát biểu khai mạc hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn nêu rõ: Hội nghị đánh giá toàn diện về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm rà soát lại thực trạng hoạt động khoáng sản, phân tích, làm rõ những mặt tích cực, đạt được trong công tác quy hoạch, quản lý cấp phép, quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; xác định rõ những vấn đề bất cập, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề ra những giải pháp căn cơ cả về trước mắt và lâu dài, nhằm đưa hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đi vào nền nếp và phát triển bền vững.

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Cao Văn Cường trình bày báo cáo.

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường trình bày báo cáo kết quả rà soát, kiểm tra toàn diện công tác quy hoạch, cấp phép và hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng trình bày báo cáo đánh giá về nhu cầu sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, việc công bố giá vật liệu xây dựng và giải pháp đẩy mạnh công tác quy hoạch khoáng sản, quản lý giá khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, trên địa bàn tỉnh hiện có 616 mỏ khoáng sản được quy hoạch, trong đó có 557 mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh và 59 mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Đến nay, toàn tỉnh đã có 344 mỏ được cấp phép khai thác, trong đó có 17 mỏ được Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cấp phép và 327 mỏ được UBND tỉnh cấp phép (trữ lượng khoáng sản còn lại của các mỏ khoảng 43,6 triệu m3 đất san lấp; 3,6 triệu m3 cát và 163,6 triệu m3 đá).

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Giám đốc Sở Xây dựng Trịnh Huy Triều trình bày báo cáo.

Trong những năm qua, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện, đạt nhiều kết quả quan trọng, cơ bản đáp ứng được nguồn vật liệu xây dựng phục vụ thi công các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh, cung cấp vật liệu cho người dân xây dựng, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng nông thôn mới... đóng góp vào ngân sách tỉnh hàng năm từ 900 - 1.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn nhiều tồn tại, hạn chế, nổi lên ở 3 vấn đề đó là: Từ đầu năm 2025 đến nay, giá nhiều loại vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh có biến động tăng vọt và chưa tuân thủ theo công bố giá của cơ quan chức năng, tập trung chủ yếu 3 nhóm vật liệu xây dựng là đất san lấp, đá và cát, đặc biệt giá cát đã tăng khoảng 30% so với thời điểm cuối năm 2024. Một số công trình, dự án đang triển khai thi công nhưng không có nguồn mỏ vật liệu ở khu vực gần dự án, phải mua vật liệu ở xa, chi phí vận chuyển lớn, dẫn đến giá vật liệu tại chân công trình tăng cao, ảnh hưởng đến tiến độ dự án cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhiều dự án khai thác, chế biến khoáng sản để xảy ra các sai phạm, như: Khai thác vượt mốc giới, vượt công suất, chưa đúng thiết kế; chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường; kê khai chưa đúng sản lượng khai thác; bán chưa đúng giá niêm yết; việc vận chuyển vật liệu gây khói, bụi, ô nhiễm môi trường, hư hỏng đường giao thông. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra phức tạp, đặc biệt là cát lòng sông, đất san lấp.

Công tác đánh giá, dự báo cung - cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh chưa thường xuyên, chưa chính xác; chưa xây dựng được danh mục các dự án khai thác, chế biến khoáng sản hằng năm để đưa ra đấu giá quyền khai thác, cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

Những tồn tại, hạn chế, vi phạm trong hoạt động khoáng sản nêu trên đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến việc cung cấp vật liệu cho các dự án trên địa bàn tỉnh, một số trường hợp gây dư luận, bức xúc trong nhân dân.

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh nêu rõ: Thanh Hóa là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng; là một trong số ít các tỉnh, thành phố trong cả nước có trữ lượng khoáng sản lớn và có thể khai thác quy mô công nghiệp, trong đó nổi bật là khoáng sản làm xi măng, vật liệu xây dựng thông thường (đá, cát, đất san lấp),... phục vụ cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và các ngành sản xuất, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, qua theo dõi thực tế và ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp cho thấy vật liệu xây dựng hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tăng cao, ảnh hưởng đến thi công các công trình và hoạt động xây dựng nhà ở của người dân. Đáng lo ngại sẽ làm chậm tiến độ thực hiện dự án, nhất là hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, phát triển đô thị và giao thông đường bộ. Ảnh hưởng đến hình ảnh, môi trường đầu tư, thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh và đặc biệt là ảnh hưởng đến 15.326 hộ gia đình thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Các đại biểu dự hội nghị.

Trước những thực trạng về giá cả vật liệu trên địa bàn tỉnh thời gian qua, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh và lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; các doanh nghiệp, nhà thầu thi công có sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh cần phân tích, làm rõ những vấn đề trong quản lý cấp phép, quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Đồng thời nêu những vấn đề bất cập, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề ra những giải pháp căn cơ cả về trước mắt và lâu dài, nhằm đưa hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đi vào nền nếp và phát triển bền vững.

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Thông qua hội nghị này, UBND tỉnh và các ban, sở, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; các doanh nghiệp, nhà thầu thi công có sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh cần thảo luận để đưa ra giá vật liệu xây dựng phù hợp hài hòa không để giá vật liệu cao hơn so với các tỉnh trên địa bàn cả nước. Cùng với đó làm tốt công tác phối hợp giữa chính quyền và doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những điểm nghẽn về thị trường, góp phần vào sự phát triển của tỉnh.

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Cao Tiến Đoan phát biểu tại hội nghị.

Các ý kiến phát biểu thảo luận tại hội nghị đã nêu thực trạng hoạt động khoáng sản, về giá cả vật liệu khai thác tăng cao... Từ đó đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cập nhật bảng giá vật liệu xây dựng kịp thời, sát với diễn biến thực tế của thị trường, đặc biệt tại những khu vực có biến động cao. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan thiết lập cơ chế phối hợp liên thông trong xử lý thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với các lĩnh vực như đầu tư, xây dựng, đất đai, khoáng sản.

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Miền Trung Mai Xuân Thông phát biểu tại hội nghị.

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Đại diện doanh nghiệp khai thác khoáng sản phát biểu ý kiến.

Các doanh nghiệp cũng đề nghị UBND tỉnh cần cân đối trữ lượng các mỏ phải cung cấp, tránh tình trạng thiếu hụt vật liệu xây dựng cung cấp cho các dự án, dẫn đến việc các nhà thầu phải đi mua vật liệu trôi nổi từ các mỏ tự phát, không được cấp phép với giá thành cao, sản phẩm không chuẩn chất lượng, gây xáo trộn và thiệt hại cho doanh nghiệp...

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu kết thúc hội nghị.

Phát biểu kết thúc hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nhấn mạnh: Để bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng ổn định, liên tục, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh trong cả trước mắt và lâu dài, trong thời gian tới các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản tiếp tục thực hiện nghiêm việc khai thác khoáng sản theo đúng giấy phép được cấp; chấp hành đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn lao động và các quy định của pháp luật có liên quan.

Thực hiện nghiêm việc kê khai giá và bán theo đúng giá niêm yết, không được đầu cơ, tự ý nâng giá, găm hàng, ép giá. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc hợp đồng với các doanh nghiệp, nhà thầu sử dụng khoáng sản, cung cấp đủ khối lượng vật liệu theo hợp đồng, đáp ứng kịp thời tiến độ phục vụ thi công dự án, nhất là các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh.

Yêu cầu các doanh nghiệp kê khai nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường theo đúng sản lượng khai thác; thực hiện việc báo cáo thống kê, kiểm tra trữ lượng khoáng sản theo quy định; tuyệt đối không được làm thất thoát nguồn tài nguyên khoáng sản.

Đối với công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu vật liệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Xây dựng rà soát, đánh giá chính xác nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh năm 2025 và cả giai đoạn 2026-2030, căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá công suất hoạt động của các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh hiện nay và quy hoạch khoáng sản của tỉnh để tham mưu, đề xuất danh mục dự án khai thác, chế biến khoáng sản cần tổ chức đấu giá đưa vào khai thác trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Đại diện các doanh nghiệp khai thác khoáng sản dự hội nghị.

Tiếp tục kiểm tra, rà soát lại 557 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (được phê duyệt tại Quyết định số 153 ngày 27/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ), bảo đảm số liệu trong quy hoạch và thực tế phải khớp, làm cơ sở để thực hiện các bước trình tự, thủ tục đấu giá, cấp phép, khai thác khoáng sản. Đồng thời, tiếp tục rà soát, phát hiện các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh nếu đủ điều kiện thì thực hiện các thủ tục cập nhật, bổ sung vào Quy hoạch tỉnh theo quy định.

Đối với đất san lấp, cần tiến hành khảo sát, phát hiện các mỏ đất san lấp và xây dựng Kế hoạch sử dụng vật liệu đất san lấp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, làm cơ sở để định hướng cấp phép khai thác, sử dụng bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, tránh hiện tượng nhà đầu tư xin cấp phép tràn lan, ảnh hưởng cảnh quan, môi trường, lãng phí nguồn lực.

Đánh giá toàn diện hoạt động khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trước mắt và lâu dài

Đối với công tác cấp phép thăm dò, khai thác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Môi trường rà soát tổng thể các quy trình, thủ tục liên quan công tác cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản; rút ngắn tối đa thời gian làm thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác mỏ trên địa bàn tỉnh; để sớm có nguồn vật liệu cung cấp cho các dự án, công trình trọng điểm và các công trình khác có liên quan. Thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ đã có trong quy hoạch, đủ điều kiện để tổ chức đấu giá, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật; đôn đốc, sớm hoàn thiện thủ tục cấp phép các mỏ đã trúng đấu giá để đưa vào khai thác, đáp ứng nhu cầu cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh; bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật, mang lại nguồn thu cao nhất cho ngân sách nhà nước.

Minh Hiếu


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]