(Baothanhhoa.vn) - Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra, chuyển đổi số (CĐS) trở nên phổ biến, là xu hướng tất yếu đối với sự tồn tại, phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp (DN) và mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. CĐS ngày càng trở nên cấp bách hơn khi dịch COVID-19 lan rộng khắp thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của toàn xã hội, đòi hỏi các DN phải tìm kiếm các mô hình hoặc phương thức kinh doanh mới, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để thích ứng. Nhờ CĐS, nhiều DN trên địa bàn tỉnh đã vượt qua khó khăn, tự tin bước vào giai đoạn phát triển mới với những thách thức và cơ hội mới đang mở ra. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của CĐS trong DN và ngược lại.

Vai trò của chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra, chuyển đổi số (CĐS) trở nên phổ biến, là xu hướng tất yếu đối với sự tồn tại, phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp (DN) và mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. CĐS ngày càng trở nên cấp bách hơn khi dịch COVID-19 lan rộng khắp thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của toàn xã hội, đòi hỏi các DN phải tìm kiếm các mô hình hoặc phương thức kinh doanh mới, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để thích ứng. Nhờ CĐS, nhiều DN trên địa bàn tỉnh đã vượt qua khó khăn, tự tin bước vào giai đoạn phát triển mới với những thách thức và cơ hội mới đang mở ra. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của CĐS trong DN và ngược lại.

Vai trò của chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Công ty TNHH MTV X20 (Thanh Hóa) đạt hiệu suất cao nhờ ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất.

Là DN may mặc với nhiều đơn hàng xuất khẩu tại nhiều quốc gia trên thế giới, Công ty CP may xuất khẩu Trường Thắng (Nông Cống) luôn xác định, việc đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ số sẽ giảm chi phí cho DN. Ông Vũ Công Thắng, Chủ tịch HĐQT, giám đốc công ty cho biết, do DN ứng dụng phần mềm quản lý tự động hóa trong sản xuất đã làm cho hiệu quả và năng suất lao động của đơn vị tăng. Bên cạnh việc đầu tư ứng dụng công nghệ máy móc, thiết bị hiện đại, Công ty CP may xuất khẩu Trường Thắng còn đẩy mạnh đầu tư vào phần mềm trong thiết kế mẫu may mặc, điều này đã cắt giảm được nhiều khâu, thời gian, chi phí... cho DN khi thực hiện. “Cách đây khoảng 4 năm, công ty chúng tôi đầu tư phần mềm 3D. Với phần mềm này, công ty đã thiết kế toàn bộ mẫu sản phẩm, may mẫu và duyệt mẫu trên phần mềm 3D - phần mềm này là do nước ngoài sản xuất - ông Thắng chia sẻ thêm.

Những năm qua, nhiều DN đi đầu trong thực hiện CĐS trên địa bàn tỉnh đã nhận thấy tính ưu việt, hiệu quả rõ rệt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Đơn cử như Tập đoàn VNPT nói chung, VNPT Thanh Hóa nói riêng đã xác định việc chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống, sang nhà cung cấp dịch vụ số là đòi hỏi tất yếu; lấy dịch vụ cốt lõi làm nền tảng, dịch vụ số là đột phá. Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian qua, VNPT Thanh Hóa đã đẩy mạnh phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ để từng bước đáp ứng yêu cầu CĐS.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc VNPT Thanh Hóa chia sẻ: VNPT là tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin mang trên mình sứ mệnh dẫn dắt CĐS quốc gia. Vì vậy, VNPT Thanh Hóa đã và đang tiếp tục nỗ lực triển khai thực hiện các dự án CĐS cho chính quyền địa phương, DN trên địa bàn tỉnh và cho chính đơn vị mình. Điển hình như thiết lập hệ thống xác thực và định danh điện tử eKYC; hệ thống quản lý kho hàng (VNPT Inventory); hệ thống kế toán DN (VNPT ASME); hệ thống quản trị nguồn nhân lực (VNPT HRM) và hệ thống quản lý kênh phân phối (VNPT DMS); chữ ký số, hóa đơn điện tử... để sẵn sàng cung cấp, phục vụ nhu cầu của DN. Nhờ tập trung xây dựng và phát triển nền tảng cho CĐS, kết hợp với việc duy trì các dịch vụ cốt lõi, từ năm 2021 đến nay, các chỉ tiêu doanh thu, chênh lệch thu chi, năng suất và thu nhập người lao động của VNPT Thanh Hóa đều vượt kế hoạch và tăng trưởng khá so với năm 2020; tiếp tục tạo nhiều việc làm mới và đảm bảo thu nhập cho hàng nghìn đại lý, cộng tác viên.

Có thể nói, CĐS sẽ giúp DN tạo nên sự bứt phá trong sản xuất, kinh doanh. Do đó, tiếp cận, ứng dụng công nghệ số sẽ là cơ sở để giải quyết nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động của DN, từ quản trị DN, quản lý nhân sự, tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh hay xây dựng văn hóa DN. Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Nhiều DN mong muốn CĐS nhưng còn thiếu vốn và nguồn nhân lực chất lượng cao, vì vậy rất cần có những chính sách hỗ trợ DN CĐS. Hiện nay, Hiệp hội DN tỉnh đã kết nối với các đơn vị, tập đoàn lớn về cung cấp các giải pháp số như Tập đoàn Misa, VNPT Thanh Hóa, Mobifone Thanh Hóa... tư vấn, cung cấp các gói giải pháp và lựa chọn, giới thiệu 50 DN đã sẵn sàng CĐS để hỗ trợ các DN chạy thử các giải pháp CĐS trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm nhằm tạo ra phong trào CĐS lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng DN.

Để hiện thực hóa các mục tiêu số hóa toàn diện, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành việc CĐS; người dân được hưởng thụ các dịch vụ, tiện ích từ CĐS; kinh tế số chiếm 20% tổng sản phẩm GRDP; đồng thời, thúc đẩy DN CĐS đối với các ngành và lĩnh vực trọng điểm như: nông nghiệp, y tế, logistics, tài chính - ngân hàng, sản xuất công nghiệp và đặc biệt với nhóm DN SME (DN nhỏ và vừa). Thanh Hóa sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có sự kiện ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về viễn thông và công nghệ thông tin giai đoạn 2021-2025 giữa UBND tỉnh và Tập đoàn VNPT, hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, CĐS toàn diện của tỉnh.

Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]