(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa đã, đang nỗ lực không ngừng để thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) toàn dân, toàn diện, hướng tới mục tiêu phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Không đứng ngoài cuộc, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh đã nhanh chóng bắt nhịp, nỗ lực thực hiện CĐS, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa nỗ lực thực hiện chuyển đổi số

Thanh Hóa đã, đang nỗ lực không ngừng để thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) toàn dân, toàn diện, hướng tới mục tiêu phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Không đứng ngoài cuộc, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh đã nhanh chóng bắt nhịp, nỗ lực thực hiện CĐS, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa nỗ lực thực hiện chuyển đổi sốCông ty TNHH Sản xuất và Thương mại yến sào Xứ Thanh đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, số hóa quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Trong đó, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 12,51%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 11,5%), đứng thứ 7 cả nước. GRDP bình quân đầu người ước đạt 2.924 USD, vượt 4,42% kế hoạch. Đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyên phát triển các phần mềm ứng dụng, đặc biệt là hệ sinh thái phần mềm phục vụ cho ngành y tế, Công ty TNHH Minh Lộ (TP Thanh Hóa) hoạt động không chỉ trong tỉnh mà vươn ra nhiều tỉnh, thành trong nước. Ông Hoàng Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Minh Lộ, cho biết: “Xác định CĐS là chiến lược ưu tiên số 1 để tạo lợi thế cạnh tranh. Do đó, Minh Lộ đã đi trước đón đầu, tự CĐS cho mình bằng cách áp dụng các phần mềm trong quản trị nhân sự, tiếp cận, tư vấn và phát triển hệ thống khách hàng. Từ kinh nghiệm trong nội bộ và hỗ trợ nhiều đơn vị CĐS, chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi bắt tay vào số hóa không cần thiết phải triển khai đồng loạt trên cả hệ thống, hay thực hiện CĐS ngay lập tức tất cả mô hình hoạt động, mà nên chọn một vài khâu mạnh nhất, cần thiết nhất của mình để CĐS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm bớt chi phí, đồng thời từng bước thích ứng để lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất”.

CĐS trong doanh nghiệp được định nghĩa là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tại Thanh Hóa, các doanh nghiệp đã và đang từng bước CĐS như: số hóa quy trình quản trị, vận hành doanh nghiệp, sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự từ xa, quản lý chứng từ, kho hàng; CĐS bán hàng và marketing thương mại điện tử; ứng dụng thanh toán điện tử; hóa đơn điện tử, chữ ký số; đầu tư máy móc, dây chuyền tự động hóa vào sản xuất... Các chuyên gia kinh tế tính toán, CĐS giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tối ưu vận hành, từ đó cắt giảm đến 60% chi phí, tiết kiệm 50 - 70%, thậm chí tiết kiệm lên tới 90% thời gian ở một số quy trình so với trước.

Nhận thức rõ lợi ích từ CĐS, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại yến sào Xứ Thanh đã dành nguồn lực nhất định đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, số hóa quy trình hoạt động để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ông Nguyễn Văn Tú, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại yến sào Xứ Thanh, cho biết: Thực hiện CĐS giúp nâng tầm giá trị, nâng cấp công ty, giúp hoạt động quản lý, vận hành doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian, chi phí vận hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ việc đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, ứng dụng các phần mềm trong quản lý bán hàng, quản lý nhân sự, đẩy mạnh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như: Shope, Lazada, Sendo... giúp làm tăng độ nhận diện thương hiệu yến sào xứ Thanh, từ đó, khách hàng tin tưởng và tìm đến công ty hợp tác nhiều hơn.

Tuy nhiên, thực tế quá trình CĐS cho thấy, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hầu như mới ở giai đoạn đầu của quá trình CĐS. Trong khi đó, CĐS là quá trình thay đổi một cách toàn diện về mô hình và tổ chức kinh doanh bằng việc áp dụng các giải pháp nền tảng công nghệ số, giúp mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp từ quản trị điều hành đến chiến lược kinh doanh. Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo CĐS tỉnh Thanh Hóa, trong năm 2022, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa CĐS bằng các nền tảng số Việt Nam đã có 22.673 doanh nghiệp tiếp cận, tham gia chương trình theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. 100% các doanh nghiệp, tổ chức đã sử dụng hóa đơn điện tử với trên 1.400.000 hóa đơn điện tử.

Nhờ nhanh nhạy nắm bắt và chủ động ứng dụng công nghệ mới với các giải pháp phù hợp để giải quyết bài toán CĐS, phát triển kinh tế số, đã giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa từng bước giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Thanh Hóa có 50% trở lên số doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế thực hiện CĐS. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp CĐS. Trong đó, trọng tâm là thu hút các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông đầu tư vào tỉnh để dẫn dắt CĐS; bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp CĐS... góp phần để doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy CĐS mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]