Sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Sáng 23/1, tại huyện Mường Lát, Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển huyện Mường Lát (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 1729) đã tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Các đại biểu dự hội nghị.
Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 1729; Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 1729; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 1729; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo huyện và các xã, thị trấn, các thôn, bản huyện Mường Lát.
Các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 1729; Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 1729 dự hội nghị.
Theo báo cáo, sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết, các cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở và các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Mường Lát đã triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm phổ biến, truyền tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như tinh thần của Nghị quyết số 11 đến 100% cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân. Công tác tuyên truyền được triển khai thực hiện ngày càng có chiều sâu với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, tạo sức lan toả rộng khắp trên địa bàn huyện.
Đại diện lãnh đạo huyện Mường Lát trình bày báo cáo tại hội nghị.
Kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; phân công cấp ủy, Ủy viên Ban Thường vụ và trưởng các đầu ngành trực tiếp phụ trách, theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức triển khai có hiệu quả nghị quyết, góp phần đưa nghị quyết vào cuộc sống.
Toàn cảnh hội nghị.
Huyện đã tập trung chỉ đạo chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai phương án sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn theo 4 vùng mà Nghị quyết 11 đã xác định. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Nông nghiệp tỉnh đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện và tổ chức công bố bản đồ thổ nhưỡng - nông hóa huyện Mường Lát. Chỉ đạo các địa phương, đơn vị ký hợp đồng với Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh để bao tiêu sản phẩm sắn.
Các đại biểu dự hội nghị.
Đồng thời, huyện đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp bằng việc lựa chọn các cây trồng nông, lâm nghiệp có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế gắn với thị trường tiêu thụ; liên kết bao tiêu các sản phẩm có lợi thế, giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác của nười dân địa phương, như: Mở rộng diện tích liên kết sản xuất lúa nếp Cay Nọi, bí thơm Đồng Sa, mận, đào... trở thành các sản phẩm chủ lực của địa phương, gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chứng nhận tiêu chuẩn, công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn.
Huyện đã huy động đa dạng và quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của Nhân dân. Tổ chức di dời dân cư ở những nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đến nơi an toàn. Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần của người dân; tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội..
Tỷ lệ thu ngân sách bình quân năm 2023 đạt 140,04% so với mục tiêu Nghị quyết; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 14.263 tấn/13.000 tấn, tăng 9,72% so với mục tiêu Nghị quyết; tỷ lệ hộ nghèo giảm năm 2023 đạt 10,75%, vượt 3,75% so với mục tiêu Nghị quyết; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 25,03 triệu đồng/người, vượt 0,12% so với mục tiêu Nghị quyết; tỷ lệ đường giao thông trên địa bàn (không tính quốc lộ và tỉnh lộ) được cứng hoá đạt 93,34% so với mục tiêu Nghị quyết...
Các đại biểu dự hội nghị.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm đó là: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa kết quả chưa cao, chuyển biến chậm; công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn, chưa tạo thành phong trào. Công tác triển khai thực hiện các công trình dự án, giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư còn chậm; công tác quản lý đất đai, nhất là quản lý xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp còn hạn chế. Công tác tham mưu của một số phòng, ban, ngành cấp huyện chất lượng chưa cao, chưa kịp thời, nhất là trong triển khai các chương trình trọng tâm, khâu đột phá; công tác xây dựng quy hoạch, xây dựng nông thôn mới còn chậm. Tiến độ lập hồ sơ, xây dựng các chương trình, dự án trên địa bàn còn chậm, lúng túng...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu tại hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, đồng thời đưa ra các giải pháp để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đã đề ra.
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo 1729 Lại Thế Nguyên phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo 1729 Lại Thế Nguyên hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Mường Lát; cấp uỷ, chính quyền và hệ thống chính trị của Mường Lát đã vào cuộc triển khai và đưa Nghị quyết số 11 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đi vào cuộc sống, đến nay đã thu nhiều kết quả tích cực.
Cụ thể, đã xây dựng được bản đồ nông hoá thổ nhưỡng để lựa chọn được cây trồng phù hợp, do đó đã tăng diện tích trồng sắn lên 3.000 ha. Trong quá trình sản xuất đã có sự đồng hành của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, lực lượng quân đội, biên phòng, công an đã vào cuộc mạnh mẽ để hướng dẫn bà con phát triển sản xuất.
Cùng với các chính sách hỗ trợ bà con yên tâm sản xuất, năm 2023 tỉnh Thanh Hoá đã đầu tư 100 tỷ đồng để hỗ trợ huyện xây dựng 16 trường học, từng bước thay đổi kết cấu hạ tầng trên địa bàn. Trên cơ sở Nghị quyết số 11, cùng với lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Lát đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, vì thế tình hình chung của huyện tương đối ổn định.
Đặc biệt, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các thành viên Ban Chỉ đạo 1729 tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn huyện triển khai nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết đã xác định. Cán bộ, đảng viên và Nhân dân Mường Lát quyết tâm cao đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ nhấn mạnh: Tỉnh đã quan tâm tạo cơ chế, chính sách và dành nguồn lực đầu tư cho huyện Mường Lát, vấn đề còn lại là sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền, các lực lượng và tinh thần chủ động của toàn thể Nhân dân.
Toàn cảnh hội nghị.
Nhấn mạnh một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ đề nghị huyện Mường Lát cần quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng, quản lý việc thực hiện các khâu trong thu mua sắn để đảm bảo quyền lợi cho người trồng và đơn vị bao tiêu sản phẩm.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí đề nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả hơn nữa Nghị quyết số 11, coi đây là cơ hội để thay đổi và phát triển huyện Mường Lát.
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, cán chủ chốt cấp huyện, cán bộ cấp xã phải bám sát nội dung Nghị quyết, chọn nội dung công việc trọng điểm của mỗi xã để làm. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành đoàn thể, nhất là các lực lượng công an, quân đội vào cuộc một cách quyết liệt để hỗ trợ bà con thay đổi tư duy, phương thức sản xuất, tập quán sinh hoạt theo nếp sống mới.
Tiếp tục chỉ đạo chính quyền cấp xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, duy trì ổn định diện tích sắn khoảng 3.000 ha; đẩy mạnh thâm canh đưa năng suất sắn bình quân đạt trên 20 tấn/1 ha; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh để ký hợp đồng thu mua sản phẩm và cung ứng vật tư trồng sắn.
Cùng với đó, huyện cần xây dựng kế hoạch trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường. Tập trung trồng các cây theo Nghị quyết đã xác định như cây trẩu, cây quế. Đẩy nhanh tiến độ triển khai 16 dự án trường học đã được bố trí vốn để hoàn thành trong năm 2024, đồng thời tập trung thực hiện và giải ngân vốn các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; các công trình đầu tư công đã được bố trí vốn. Tiếp tục quan tâm công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm...
Trước mắt, để đón Xuân Giáp Thìn 2024, cấp uỷ, chính quyền huyện Mường Lát cần tập trung xây dựng kế hoạch sản xuất, đảm bảo an ninh - trật tự, chủ động nắm chắc tình hình đời sống Nhân dân, tổ chức thăm hỏi, động viên và chăm lo tết cho các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; tổ chức cấp gạo cho bà con trước tết Nguyên đán. Ngay sau tết phải bắt tay vào thực hiện các nhiệm vụ năm 2024 với tinh thần quyết tâm cao nhất.
Quốc Hương
{name} - {time}
-
2024-12-27 09:39:00
Tổ chức trang trọng Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết
-
2024-12-27 09:34:00
Thanh Hóa có tân Giám đốc Sở Công Thương
-
2024-01-23 08:00:00
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 23/1/2024
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 23/1
LĐLĐ tỉnh chúc Tết và trao quà cho người lao động khó khăn Công ty May Nam Linh
[Đối thoại trực tuyến] Đề án 06 và chuyển đổi số - hai năm nhìn lại
Tổng kết công tác phối hợp tuyên truyền giữa Công an Thanh Hóa với các cơ quan báo chí
Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hủa Phăn chúc tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa
[Bản tin 18h] Cảnh báo khẩn cấp đợt rét hại đầu tiên năm 2024
Cụm thi đua - khen thưởng số 2: Lan tỏa các phong trào thi đua
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh thăm, kiểm tra tình hình sản xuất, đời sống Nhân dân huyện Mường Lát
Nâng cao vai trò của MTTQ, góp phần đưa xã Thiết Ống thoát nghèo nhanh, bền vững