(Baothanhhoa.vn) - Báo chí là bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, văn hóa, là vũ khí tư tưởng sắc bén, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng; là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, đồng thời là diễn đàn của Nhân dân. Xuất phát từ vị trí, vai trò của báo chí trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để định hướng phát triển báo chí, trong đó Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” đã chỉ rõ, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của mỗi đơn vị, tổ chức, cán bộ, đảng viên và các cơ quan truyền thông, báo chí. Đây là sự định hướng quan trọng nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng này.

Phát huy vai trò của báo chí Thanh Hóa trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Báo chí là bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, văn hóa, là vũ khí tư tưởng sắc bén, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng; là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, đồng thời là diễn đàn của Nhân dân. Xuất phát từ vị trí, vai trò của báo chí trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để định hướng phát triển báo chí, trong đó Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” đã chỉ rõ, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của mỗi đơn vị, tổ chức, cán bộ, đảng viên và các cơ quan truyền thông, báo chí. Đây là sự định hướng quan trọng nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng này.

Phát huy vai trò của báo chí Thanh Hóa trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Sản xuất các tác phẩm báo chí đa phương tiện tại Studio Báo Thanh Hóa. Ảnh: Tư liệu

Báo chí Thanh Hóa đứng trước những thách thức vô cùng to lớn của thời đại. Bên cạnh việc thực hiện sứ mệnh tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, lan tỏa những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, báo chí trong tỉnh còn thực hiện vai trò đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch chống phá Đảng và Nhà nước. Nhất là việc lợi dụng những sơ hở trên báo chí để thổi phồng, xuyên tạc; việc khai thác lỗ hổng bảo mật ở các trang báo điện tử để chỉnh sửa nội dung, chèn thêm đường dẫn để đăng tải thông tin giả mạo, xấu độc, văn hóa đồi trụy, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, vi phạm thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống của dân tộc làm người đọc mơ hồ mất cảnh giác, từ đó thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong tư tưởng, đạo đức và lối sống, làm xáo trộn tâm tư, tình cảm của các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh. Hay là thực hiện ý đồ mua chuộc, lôi kéo cộng tác viên báo chí để thực hiện ý đồ phát tán thông tin, quan điểm sai trái, thù địch để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Phát huy vai trò của báo chí Thanh Hóa trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Biên tập viên, kỹ thuật viên Đài PTTH Thanh Hóa sản xuất chương trình truyền hình. Nguồn ảnh: truyenhinhthanhhoa.vn

Thời gian qua, báo chí Thanh Hóa không ngừng phát triển, đội ngũ nhà báo tăng cả về số lượng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn đặt ra. Hiện tại tỉnh Thanh Hóa có 5 cơ quan báo chí, đó là: Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Tạp chí Xứ Thanh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức, Tạp chí khoa học Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch; có 63 văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí trung ương và các tỉnh, thành đóng trên địa bàn tỉnh. Tổng số phóng viên, nhà báo, cộng tác viên khoảng trên 500 người; đội ngũ phóng viên, nhà báo được đào tạo bài bản, tâm huyết với nghề, những thông tin, bài viết của các nhà báo đã góp phần gắn kết và thắt chặt mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với Nhân dân.

Ngay sau khi Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị được ban hành, các cơ quan báo chí của tỉnh và các Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí trung ương và các tỉnh, thành đóng trên địa bàn đã đồng loạt tuyên truyền về Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã mở chuyên mục “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”, xây dựng danh mục bài viết, đặt bài, phát triển mạng lưới cộng tác viên cho chuyên mục. Sau khi Luật An ninh mạng 2018 ra đời, các báo, đài đồng loạt đăng tải nội dung cốt lõi của Luật nhằm tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và Nhân dân về chính sách, pháp luật của Nhà nước về an ninh mạng.

Phát huy vai trò của báo chí Thanh Hóa trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Bên cạnh đó, báo chí Thanh Hóa còn chủ động tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền các sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh; ngoài ra còn tích cực tuyên truyền kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tuyên truyền đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, bất mãn; tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh nhằm định hướng dư luận cho Nhân dân, không để các thế lực thù địch lôi kéo, xuyên tạc, bóp méo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Các cơ quan báo chí của tỉnh đã lập chuyên mục “Đối thoại trực tuyến”, “Hộp thư góp ý” để thông tin, giải đáp và tiếp nhận ý kiến đóng góp, tâm tư nguyện vọng của Nhân dân; đồng thời, thực hiện các bài phỏng vấn các chuyên gia, nhà quản lý nhằm tạo diễn đàn rộng mở, công khai trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chủ động đăng tải thông tin định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với Đảng và Nhân dân của lãnh đạo tỉnh, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Tham gia tích cực vào việc giám sát, phản biện xã hội, đóng góp tích cực vào hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đấu tranh, phê phán, phản bác thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Thông tin, tuyên truyền công cuộc đấu tranh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước “không có vùng cấm, không ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai”. Tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo sự lan tỏa rộng khắp trong các ngành, lĩnh vực và đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Phát huy vai trò của báo chí Thanh Hóa trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Nguồn ảnh: truyenhinhthanhhoa.vn

Trước bối cảnh trong nước và quốc tế đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực báo chí. Bên cạnh xu hướng hội nhập, cục diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đa cực, đa trung tâm; những trào lưu tư tưởng đua nhau trỗi dậy và cạnh tranh khốc liệt. Những vấn đề an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, tấn công mạng ngày càng trở nên khó lường. Đặc biệt, “sự chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động ngày càng tinh vi hơn”. Chúng lợi dụng các loại hình báo chí hiện đại như báo mạng để không ngừng công kích, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, truyền bá những luồng tư tưởng độc hại, kích động mâu thuẫn, thủ hằn dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Từ tình hình trên, báo chí Thanh Hóa phải có sứ mệnh trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; để góp phần trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này, cần làm tốt một số nội dung sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, quản lý báo chí trên địa bàn. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí cần kịp thời, nhạy bén, thuyết phục, có lý, có tình, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Trong đó, tập trung chỉ đạo báo chí trong tỉnh quán triệt sâu rộng quan điểm của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản; làm cho đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên thấm nhuần ý nghĩa, vị trí, vai trò của báo chí trong đời sống xã hội; thực hiện tốt Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới. Đồng thời, các ban, sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cần có kế hoạch cung cấp thông tin cho báo chí để tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là những vấn sự việc phức tạp, nhạy cảm được dư luận Nhân dân quan tâm; kịp thời nắm bắt và giải quyết dứt điểm những vấn đề mới nảy sinh, không tạo ra khoảng trống thông tin để các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, bất mãn lợi dụng, phát tán thông tin để chống phá.

Thứ hai, phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của mỗi nhà báo trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh cần quán triệt sâu rộng mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này. Từ đó, tập trung nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nhất là trình độ lý luận và phương pháp đấu tranh; ngăn chặn và đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ nhà báo. Mỗi nhà báo cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những diễn biến, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội - văn hóa ở trong và ngoài tỉnh; sâu sát thực tế, gần gửi với quần chúng Nhân dân. Từ đó, có những thông tin chính xác, kịp thời, định hướng dư luận, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng.

Thứ ba, tăng cường vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, ban biên tập các cơ quan báo chí. Trước hết, người đứng đầu cơ quan báo chí cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, đặc biệt là trách nhiệm trong việc quán triệt, triển khai thực hiện công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong đơn vị mình. Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, gương mẫu học tập và làm theo Bác, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Dành thời gian thỏa đáng để nghiên cứu, để nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, bất mãn, đồng thời nắm vững mục tiêu, quan điểm nhiệm vụ, giải pháp trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới, để định hướng nội dung, hình thức đấu tranh hiệu quả, không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá.

Phát huy vai trò của báo chí Thanh Hóa trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Thứ tư, làm tốt công tác xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ, nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục trên báo, đài. Xác định đội ngũ phóng viên, nhà báo làm công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch có vai trò quan trọng, có tính sống còn của công tác này. Do vậy, các cơ quan báo chí phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng lực lượng, nhất là lực lượng chuyên trách; đội ngũ phóng viên, nhà báo được giao trọng trách này phải là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, ý thức tổ chức kỷ luật cao, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm cao trong công việc và có hiểu biết sâu sắc về công tác này; ngoài việc xây dựng lực lượng chuyên trách, các cơ quan báo chí cần quan tâm xây dựng mạng lưới cộng tác viên là các nhà chuyên gia, nhà lý luận, nhà khoa học có uy tín; đồng thời có chế độ, chính sách hợp lý để khích lệ, động viên đội ngũ cộng tác viên tham gia lâu dài. Cùng với xây dựng bộ máy, cần quan tâm nâng cao chất lượng chuyên trang, chuyên mục; tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại trực tuyến trên báo, đài để thu hút sự tham của các giai tầng và là kênh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Thứ năm, phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với các cơ quan báo chí. Để các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, không xa rời sứ mệnh cao cả mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần phát huy vai trò giám sát, phản biện hoạt động của các cơ quan báo chí, kịp thời phát hiện, tố giác những sai phạm. Quần chúng Nhân dân với tư cách là độc giả cũng cần phát huy vai trò là “tai mắt”, mạnh dạn cung cấp thông tin về những hạn chế, sai phạm của các cơ quan báo chí cho những cấp có thẩm quyền có xử lý hoặc kịp thời cung cấp những thông tin tích cực, ghi nhận, biểu dương, tạo động lực cho các cơ quan báo chí trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Phạm Văn Tuấn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy


Phạm Văn Tuấn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]