(Baothanhhoa.vn) - Nói về sức mạnh vĩ đại làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò to lớn của sự đoàn kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”!

Đại đoàn kết toàn dân tộc tạo nên sức mạnh lớn lao

Nói về sức mạnh vĩ đại làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò to lớn của sự đoàn kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”!

Đại đoàn kết toàn dân tộc tạo nên sức mạnh lớn laoNhững con đường “ý Đảng lòng dân”, ra đời từ Nghị quyết 12-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Triệu Sơn về vận động Nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn.

Khi bàn về mối quan hệ giữa dân với nước, nhiều ý kiến đã thống nhất rằng “dân là gốc của nước” là quan điểm lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chẳng hạn, Nguyễn Trãi cho rằng “chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”; hay Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh “lòng dân yên định thì ý trời cũng xoay chuyển”. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã dành trọn cuộc đời để phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân - đã khẳng định: “Nhà nước của ta là Nhà nước của Nhân dân chống đế quốc và phong kiến, tính chất của nó là Nhân dân dân chủ chuyên chính (dân chủ với Nhân dân và chuyên chính với kẻ địch). Tất cả mọi quyền lực đều là của Nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy công nông liên minh làm nền tảng”... Có thể nói, chính quan điểm “dân là gốc của nước” ấy cũng là cơ sở, là nền tảng để khơi dậy sức mạnh Nhân dân, hay sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Từ khi ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến nay, Đảng ta luôn luôn đề cao và chú trọng tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân, về đại đoàn kết toàn dân tộc. Với sức mạnh to lớn và vĩ đại của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc - được kết tinh từ truyền thống yêu nước, thương nòi và qua trường kỳ đấu tranh dựng xây và bảo vệ Tổ quốc - dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã đánh đổ 2 cường quốc sừng sỏ nhất thế giới trong thế kỷ XX, để giành lại thống nhất, độc lập, tự do hoàn toàn. Đồng thời, dưới lá cờ tập hợp, đoàn kết của Đảng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ngày càng được mở rộng và là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

Để khơi dậy và phát huy mạnh mẽ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cách đây 20 năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003, về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (gọi tắt là Nghị quyết số 23-NQ/TW). Nghị quyết này nhấn mạnh quan điểm: Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai...

Mới đây nhất, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (khai mạc ngày 2/10/2023), Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện về kết quả 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW. Trên cơ sở đánh giá sâu sắc kết quả đạt được và những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục; đồng thời, chỉ ra nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định: Nền tảng vững chắc của đại đoàn kết toàn dân tộc còn là mối quan hệ bền chặt giữa Đảng và Nhân dân, là niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta; là sự đoàn kết giữa các giai tầng xã hội, giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giữa đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau; giữa người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; là đoàn kết giữa Nhân dân Việt Nam và Nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới. Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc làm điểm tương đồng.

Trong bối cảnh hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với vô vàn thách thức, khó khăn. Điều đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân càng phải ra sức đoàn kết, ra sức phấn đấu, quyết tâm và nỗ lực cao hơn nữa để nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, giành được những thắng lợi to lớn. Đúng như lời khẳng định của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (bế mạc sáng 8/10/2023), đó là: Trong thời kỳ phát triển mới, cần tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bài và ảnh: Khôi Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]