(Baothanhhoa.vn) - Lam Sơn (Thọ Xuân) là đất “địa linh nhân kiệt”. Đây không chỉ là nơi sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt làm rạng danh nước nhà; mà còn là nơi từng in dấu nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

Vùng đất Lam Sơn “địa linh nhân kiệt”

Lam Sơn (Thọ Xuân) là đất “địa linh nhân kiệt”. Đây không chỉ là nơi sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt làm rạng danh nước nhà; mà còn là nơi từng in dấu nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

Vùng đất Lam Sơn “địa linh nhân kiệt”Vùng đất cổ Lam Sơn - nơi từng in dấu nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

Theo sử sách ghi lại thì Lam Sơn là một vùng đất cổ, xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước. Xét về phương diện địa giới hành chính, TS. Phạm Văn Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Thanh Hóa trong bài viết “Thử xác định địa bàn hương Lam Sơn đầu thế kỷ XV”, đã căn cứ vào sử liệu và sự phân cấp quản lý hành chính địa phương thời Trần, từ đó nhận định, hương Lam Sơn đầu thế kỷ XV là một đơn vị hành chính rộng lớn, có thể thống hạt cả các xã, thôn, phường, sách mà ngày nay tương đương với địa bàn các xã Thuận Minh, Thọ Lập, Xuân Thiên, thị trấn Lam Sơn (Thọ Xuân); các xã Kiên Thọ, Vân Am, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh (Ngọc Lặc); xã Ngọc Phụng và thị trấn Thường Xuân (Thường Xuân).

Như vậy, hương Lam Sơn xưa là một vùng rộng, “bao” cả một phần thượng du Thanh Hóa, xung quanh sông Chu, sông Âm mà làng Cham - quê hương Lê Lợi - là khu trung tâm. Từ trung tâm này, vùng đất “địa linh nhân kiệt” Lam Sơn còn ghi dấu ấn hội thề Lũng Nhai (núi Pù Mé, xã Ngọc Phụng) - sự kiện đã trở thành một biểu tượng của tinh thần đoàn kết và ý chí phục quốc của các anh hùng, hào kiệt binh sĩ trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nơi đây, vào năm 1416, Lê Lợi đã lựa chọn và tập hợp 18 vị hào kiệt cùng dâng lễ vật, sinh huyết để tấu cáo với trời đất và sông núi, nguyện chung sức đồng lòng chống giữ non sông. Hội thề là sự kiện đặt nền móng đầu tiên và vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Chính vì lẽ đó, địa danh lịch sử này rất cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị.

Chúng tôi tìm về Lam Sơn, mảnh đất của những câu chuyện lịch sử đã in hằn lên từng con đường, dòng sông. Mảnh đất mà cách đây hơn 600 năm đã ghi dấu chiến công vang dội của người Anh hùng dân tộc Lê Lợi, cùng các anh hùng hào kiệt của khởi nghĩa Lam Sơn. Do vậy, đây cũng chính là đất gốc rễ, đất phát tích của vương triều Lê hiển hách, nên xứng là đất “địa linh nhân kiệt”. Đến thăm Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, nơi được coi là “thánh địa” của vương triều hậu Lê và trò chuyện cùng bà Bùi Ánh Tuyết, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, chúng tôi càng thêm hiểu biết về mảnh đất giàu truyền thống này. Khu Di tích lịch sử Lam Kinh hiện còn lưu giữ hệ thống lăng mộ và bia ký ghi lại thân thế, sự nghiệp của các vua và hoàng thái hậu thời Lê sơ - những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, “độc nhất vô nhị” của Việt Nam.

Song hành cùng lịch sử dân tộc, mảnh đất Lam Sơn không chỉ đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài lỗi lạc; mà đã kiến tạo nên một vùng văn hóa đặc sắc. Đó là hệ thống các di tích lịch sử văn hóa vật thể với đền, chùa, miếu mạo được xây dựng từ xa xưa và ngày nay đã trở thành điểm đến tâm linh của đông đảo người dân và du khách thập phương. Điển hình như lăng Phật Hoàng (hay còn gọi là lăng thờ Tiên tổ nhà Lê); chùa Hào Lương không chỉ là nơi tu hành cho các Phật tử, mà còn là nơi vãn cảnh tuyệt vời... Cùng với đó, mảnh đất Lam Sơn còn lưu giữ một kho tàng văn hóa phi vật thể với nhiều lễ hội, truyền thuyết dân gian, các tục lệ truyền thống... như là minh chứng sinh động để khẳng định chiều sâu văn hóa của vùng đất này.

Với vị thế địa - chính trị, văn hóa quan trọng, Lam Sơn xưa là một “trọng trấn”, nơi “hội tụ vượng khí non sông”, gắn liền với tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Với truyền thống lịch sử và văn hóa đáng tự hào ấy, các thế hệ người dân đất Lam Sơn hôm nay đang nỗ lực khơi dậy và phát huy truyền thống mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. Từ đó, biến những giá trị lịch sử, văn hóa quý báu trở thành nền tảng tinh thần, thành nguồn lực nội sinh mạnh mẽ để phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]