(Baothanhhoa.vn) - Ngày tết là dịp để đoàn viên, sum họp gia đình, người thân, bạn bè, vui chơi, du xuân... Thế nhưng, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay thì chuyện thăm hỏi, chúc tết cũng phải thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với trạng thái “bình thường mới”.

Văn hóa ngày tết thời COVID-19

Ngày tết là dịp để đoàn viên, sum họp gia đình, người thân, bạn bè, vui chơi, du xuân... Thế nhưng, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay thì chuyện thăm hỏi, chúc tết cũng phải thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với trạng thái “bình thường mới”.

Văn hóa ngày tết thời COVID-19TP Thanh Hóa chỉnh trang đô thị đón Xuân Nhâm Dần năm 2022.

Kể từ khi làn sóng dịch COVID-19 bùng phát, dịp Tết Nguyên đán, nhiều thói quen, phong tục, tập quán của người dân như đi chúc tết, đi lễ chùa, tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, tập trung đông người, du xuân... đã phải gác lại. Thay vì đi du lịch hay về quê, nhiều người dân đã lựa chọn nghỉ ngơi, thư giãn tại nhà. Các hoạt động diễn ra mang tính chất cá nhân hoặc quy mô gia đình để bảo đảm cho sự bình an của mỗi người và cộng đồng. Bà Trịnh Thị Hồng, đường Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa) chia sẻ: “Khi dịch COVID-19 chưa bùng phát, vào mỗi dịp tết đến, xuân về, gia đình tôi cùng bạn bè, người thân lại rủ nhau đi du lịch, đi du xuân ở nhiều địa điểm trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, năm nay do dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, cả gia đình chúng tôi sẽ cùng quây quần đầm ấm bên nhau để đón tết. Qua đó, vừa thêm gắn kết tình thân, vừa bảo đảm sức khỏe cho các thành viên”.

Với người Việt, tết cổ truyền không chỉ thiêng liêng, mà còn là những ngày trọng đại nhất trong một năm. Quanh năm đi làm ăn xa, ai cũng muốn nhân dịp tết để được về quê sum họp, được thăm ông bà, cha mẹ, quê hương và thưởng thức không khí tết ở quê. Thế nhưng, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, nên nhiều người đã phải nén nỗi nhớ nhà, ăn tết xa quê để phòng, chống dịch. Đã hơn 1 năm nay, anh Nguyễn Bá Chí, công nhân tại Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa) chưa được về quê ở Nghệ An thăm cha mẹ, người thân, bạn bè. Dù rất nhớ gia đình, quê hương nhưng năm nay, anh quyết định ở lại đây đón tết. Anh chia sẻ: Nếu về đón tết cùng bố mẹ và người thân thì không khí sẽ vui vẻ, đầm ấm hơn. Nhưng sẽ còn rất nhiều dịp, đợi khi dịch bệnh qua đi, lúc đó gia đình có thể quây quần bên nhau vừa yên tâm và cũng thấy thoải mái hơn.

Ngày tết cũng là dịp người dân tập trung đông tại các cơ sở thờ tự, địa điểm tâm linh, để thực hành các nghi lễ thể hiện sự tôn kính của mình với ông bà tổ tiên, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt... Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách đến dâng hương, vãn cảnh, hiện nay hầu hết các điểm di tích trên địa bàn tỉnh đã lên phương án, thực hiện đầy đủ các quy định phòng chống dịch như bố trí nhân viên hướng dẫn người tham gia đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, đăng ký thông tin, nhắc nhở ra vào rửa tay, khai báo y tế... Đền Sòng và đền Chín Giếng (thị xã Bỉm Sơn) thường xuyên thu hút đông lượng khách đến dâng hương, vãn cảnh vào dịp tết. Những ngày qua, ban quản lý (BQL) các di tích đã chủ động xây dựng và triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bài bản. Ở tất cả khu vực ra vào, BQL đều bố trí khu vực rửa tay sát khuẩn, khẩu trang y tế. Đồng thời, bố trí nhân viên theo dõi, hướng dẫn khai báo y tế, nhắc nhở người dân, du khách thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch tại khu vực đông người.

Xác định nguy cơ bùng phát dịch trong dịp tết đến, xuân về là rất cao, tỉnh đã sớm chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng dịch để Nhân dân được đón tết trong trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt (nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022). UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, căn cứ chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, của Chủ tịch UBND tỉnh để triển khai, xây dựng kế hoạch đón tết và tổ chức các hoạt động tuyên truyền, trang trí, văn hóa, nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần năm 2022 thiết thực, phù hợp với tình hình và điều kiện của đơn vị, địa phương; tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đáp ứng và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân vui xuân, đón tết; đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có văn bản gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Trong đó, tham mưu tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và hoạt động bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán; căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh tại địa phương, tổ chức các hoạt động du lịch, thể thao; hoạt động tại các bảo tàng, di tích, thư viện, rạp chiếu phim, địa điểm biểu diễn nghệ thuật thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Đối với các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn cần chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức các hoạt động phục vụ khách du lịch trong dịp tết...

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]