(Baothanhhoa.vn) - Mầm non là bậc học có ý nghĩa quan trọng đầu tiên trong giáo dục. Việc triển khai, tổ chức thực hiện các chuyên đề giáo dục mang tính chuyên sâu đối với bậc học mầm non đã góp phần xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với lứa tuổi, đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả các nội dung giáo dục tích hợp trong thực hiện chương trình giáo dục mới. Tại huyện Thạch Thành, việc thực hiện các kế hoạch, chuyên đề giáo dục mầm non đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn ngành.

Thực hiện các kế hoạch, chuyên đề giáo dục trong trường mầm non ở Thạch Thành

Mầm non là bậc học có ý nghĩa quan trọng đầu tiên trong giáo dục. Việc triển khai, tổ chức thực hiện các chuyên đề giáo dục mang tính chuyên sâu đối với bậc học mầm non đã góp phần xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với lứa tuổi, đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả các nội dung giáo dục tích hợp trong thực hiện chương trình giáo dục mới. Tại huyện Thạch Thành, việc thực hiện các kế hoạch, chuyên đề giáo dục mầm non đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn ngành.

Thực hiện các kế hoạch, chuyên đề giáo dục trong trường mầm non ở Thạch ThànhHọc sinh Trường Mầm non Kim Tân (Thạch Thành) trong giờ ăn trưa.

Triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Thạch Thành đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn bám sát các tiêu chí “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” để thực hiện. Đồng thời, linh hoạt triển khai các giải pháp giảng dạy phù hợp với thực tiễn của đơn vị, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội, đáp ứng yêu cầu liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Là huyện miền núi có số cơ sở giáo dục mầm non tương đối đông với 29 trường công lập, 6 nhóm trẻ tư thục, Phòng GD&ĐT huyện Thạch Thành đã lựa chọn 3 trường mầm non ở 3 vùng địa bàn khác nhau để triển khai thực hiện điểm, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm và triển khai đồng bộ. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, phòng tập trung chỉ đạo xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học dưới dạng mở thu hút trẻ hoạt động. Cùng với đó là chỉ đạo xây dựng những tiết dạy tham khảo cho giáo viên các trường dự, rút kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, phòng cũng quan tâm chỉ đạo các nhà trường thực hiện Kế hoạch Giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn huyện Thạch Thành”. Huyện đã xây dựng mô hình, môi trường và tổ chức các hoạt động giáo dục tăng cường tiếng Việt (TCTV) cho trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ như: Phân loại DTTS có chữ viết và các DTTS không có chữ viết để tạo môi trường giáo dục phù hợp với đặc thù, đồng thời xây dựng nội dung và phương pháp giáo dục song ngữ; phát triển chương trình giáo dục, xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường ở vùng DTTS có nét đặc thù riêng về văn hóa và ngôn ngữ với những hoạt động giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Các trường phát triển các loại hình học liệu bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt để trẻ em người DTTS có nguồn tiếp cận học liệu phù hợp, tạo cơ hội bình đẳng trong học tập cho mọi trẻ em người DTTS. Đồng thời, tăng cường phát triển học liệu trên nền tảng công nghệ, như các phần mềm học tiếng Việt dựa trên tiếng mẹ đẻ; các trò chơi ngôn ngữ trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật số; ưu tiên bố trí giáo viên là người DTTS, người địa phương có khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ để chăm sóc giáo dục trẻ; khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên mầm non công tác tại địa bàn vùng DTTS học tiếng dân tộc của trẻ; tăng cường triển khai các lớp học tiếng dân tộc của trẻ dành cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non...

Bà Nguyễn Thị Liệu, viên chức Phòng GD&ĐT huyện Thạch Thành, cho biết: Để công tác xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao, Phòng GD&ĐT huyện Thạch Thành đã lựa chọn cơ sở giáo dục mầm non đủ điều kiện thực hiện điểm chuyên đề. Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất đi đôi với việc cải tạo cảnh quan trường lớp học theo hướng chuẩn quốc gia. Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ an toàn; thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, đồng thời tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn, thương tích, an toàn vệ sinh thực phẩm...

Đối với việc thực hiện nội dung “TCTV cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn huyện Thạch Thành”, toàn huyện cũng đã xây dựng mô hình môi trường và tổ chức các hoạt động giáo dục TCTV cho trẻ em DTTS dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ. Bồi dưỡng nội dung, phương pháp TCTV trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ. Tăng cường huy động các nguồn lực, các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, già làng, trưởng bản... để cùng chung tay chăm sóc, giáo dục TCTV dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người DTTS...

Tham quan thực tế tại Trường Mầm non Kim Tân, chúng tôi nhận thấy, cơ sở vật chất, trang thiết bị được nhà trường quan tâm đầu tư mua sắm, tu sửa đảm bảo an toàn, phù hợp; khuôn viên, sân chơi được cải tạo, nâng cấp; môi trường giáo dục thân thiện, sạch sẽ, phong phú đồ dùng, đồ chơi đáp ứng nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ. Cô Dao Thị Khánh Ly, Hiệu trưởng Trường Mầm non Kim Tân, cho biết: Để thực hiện hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” nhà trường đã chủ động xây dựng môi trường giáo dục sáng tạo để cả giáo viên và học sinh được tham gia các hoạt động giáo dục, trải nghiệm. Bên cạnh đó, nhà trường cũng duy trì tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, khích lệ trẻ phát huy tối đa khả năng, sở trường... Qua đó, giúp hình thành một số kỹ năng, phát triển năng khiếu của trẻ thông qua các hoạt động.

Là giáo viên người dân tộc Mường, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc TCTV cho học sinh người DTTS, cô Bùi Thị Tân, giáo viên Trường Mầm non Kim Tân, chia sẻ: "Nhà trường có khoảng 20% học sinh là người DTTS. Trong quá trình dạy học tại trường, tôi thường xuyên gần gũi, trò chuyện với các con, đặc biệt là các con vùng DTTS, uốn nắn, hướng dẫn các con nói tiếng Việt trong sinh hoạt hàng ngày để hòa đồng cùng các bạn. Ngoài ra, trong các góc học tập của mỗi lớp học thì nhà trường cũng bố trí cả chữ viết tiếng Việt và chữ viết tiếng dân tộc (nếu có), chú trọng xây dựng môi trường chữ viết, môi trường giao tiếp tiếng Việt nhằm chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ vào lớp 1".

Với việc thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, các chuyên đề giáo dục trọng tâm của bậc học đã giúp các trường mầm non trên địa bàn huyện Thạch Thành thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn ngành, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]