(Baothanhhoa.vn) - Ngày 28/6, Ủy ban Quy chế năng lượng nguyên tử Nhật Bản đã tiến hành thẩm tra hệ thống xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1 ra biển. Đây là công tác thẩm tra lần cuối của cơ quan chức năng tại Nhật Bản trước khi hệ thống này chính thức đi vào hoạt động.

Nhật Bản kiểm tra hệ thống xả thải của nhà máy Fukushima số 1

Ngày 28/6, Ủy ban Quy chế năng lượng nguyên tử Nhật Bản đã tiến hành thẩm tra hệ thống xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1 ra biển. Đây là công tác thẩm tra lần cuối của cơ quan chức năng tại Nhật Bản trước khi hệ thống này chính thức đi vào hoạt động.

Nhật Bản kiểm tra hệ thống xả thải của nhà máy Fukushima số 1

Các nhân viên của Công ty Điện lực Tokyo tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Fukushima (Nhật Bản), ngày 26/6/2023. Ảnh: AP

Trong đợt thẩm tra lần này, Ủy ban Quy chế năng lượng nguyên tử Nhật Bản sẽ kiểm tra hệ thống thiết bị sử dụng nước biển để làm loãng nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý, các thiết bị tự ngắt trong trường hợp xảy ra sự cố.

Chủ tịch Cơ quan quản lý hạt nhân Shinichi Yamanaka, người đã đến thăm nhà máy Fukushima cho biết, một cuộc kiểm tra an toàn bắt buộc đối với thiết bị đã được tiến hành ngày 28/8. Nếu mọi việc suôn sẻ, TEPCO sẽ nhận được giấy phép an toàn sau khi cuộc thanh tra kết thúc. Việc xả nước đã xử lý dự kiến sẽ bắt đầu vào mùa hè này.

Chính phủ Nhật Bản chủ trương bắt đầu xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 từ mùa Hè năm 2023. Việc xây dựng và thẩm tra của cơ quan chức năng đã gần hoàn thành. Tuy nhiên, kế hoạch đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ các nhóm đánh cá địa phương do lo ngại về sự an toàn. Các quốc gia lân cận, gồm Hàn Quốc, Trung Quốc và một số quốc đảo Thái Bình Dương, cũng nêu lên những lo ngại về an toàn.

Các quan chức chính phủ và cơ quan liên quan cho biết, nước thải hiện đang được lưu trữ trong khoảng một nghìn bể chứa tại nhà máy, được loại bỏ để ngăn chặn bất kỳ rò rỉ ngẫu nhiên nào trong trường hợp động đất. Nước đã được xử lý nhưng vẫn còn nhiễm phóng xạ nhẹ sẽ được pha loãng đến mức an toàn và sẽ được thải dần ra đại dương trong nhiều thập kỷ, khiến nó trở nên vô hại đối với con người và sinh vật biển.

Nhật Bản kiểm tra hệ thống xả thải của nhà máy Fukushima số 1

Một nhân viên của Công ty Điện lực Tokyo tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Fukushima (Nhật Bản), ngày 26/6/2023.

Nhật Bản đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) để có được sự tín nhiệm và đảm bảo rằng các biện pháp an toàn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, IAEA sẽ sớm công bố báo cáo tổng hợp về tính an toàn của hệ thống này.

Trước đó, ngày 11/3/2011, một trận động đất và sóng thần lớn đã phá hủy hệ thống làm mát của nhà máy hạt nhân Fukushima, khiến 3 lò phản ứng tan chảy và nước làm mát của chúng bị ô nhiễm và rò rỉ liên tục. Đây là sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới kể từ sau thảm họa Chernobyl ở Ukraine năm 1986. Nguồn nước thải nhiễm phóng xạ phát sinh từ 2 nguồn chính là nước bơm làm mát các thanh nhiên liệu nguyên tử bị tan chảy và nước mưa, nước ngầm chảy vào nhà máy, trực tiếp tiếp xúc với thanh nhiên liệu hoặc hòa lẫn cùng nước nhiễm chất phóng xạ.

TEPCO đã tiến hành phân tách chất phóng xạ strontium và cesium, sau đó sử dụng hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS) để tách tiếp 62 đồng vị phóng xạ khác, trừ chất Triti không thể phân tách. Nước sau khi xử lý được trữ trong các thùng chứa nằm trong phạm vi nhà máy và dự kiến sẽ chạm giới hạn vào mùa Thu năm nay.

Hương Giang (Theo AP)


Hương Giang (Theo AP)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]