(Baothanhhoa.vn) - "Nghe hội viên nói, nói hội viên hiểu, làm hội viên tin” là điểm nổi bật đánh giá vai trò hoạt động của cán bộ hội phụ nữ cơ sở những năm gần đây. Đã có rất nhiều cán bộ hội cơ sở luôn được chị em quý mến bởi phong cách làm việc hoạt bát, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng đối diện với những khó khăn, đưa phong trào hoạt động của hội ngày càng phát triển. Một trong những cán bộ hội như thế là chị Phùng Thị Huyền, Chủ tịch Hội LHPN xã Hoằng Xuyên (Hoằng Hóa).

Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hoằng Xuyên đưa nghề về quê

"Nghe hội viên nói, nói hội viên hiểu, làm hội viên tin” là điểm nổi bật đánh giá vai trò hoạt động của cán bộ hội phụ nữ cơ sở những năm gần đây. Đã có rất nhiều cán bộ hội cơ sở luôn được chị em quý mến bởi phong cách làm việc hoạt bát, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng đối diện với những khó khăn, đưa phong trào hoạt động của hội ngày càng phát triển. Một trong những cán bộ hội như thế là chị Phùng Thị Huyền, Chủ tịch Hội LHPN xã Hoằng Xuyên (Hoằng Hóa).

Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hoằng Xuyên đưa nghề về quêChị Phùng Thị Huyền, Chủ tịch Hội LHPN xã Hoằng Xuyên (đứng giữa) hướng dẫn đan quại cho thành viên, hội viên phụ nữ.

Nhiều năm trước, xã Hoằng Xuyên có nhiều lao động nữ độ tuổi trung niên thiếu việc làm vì không đủ điều kiện đi làm công ty, nghề phụ không có, chủ yếu sản xuất nông nghiệp mùa vụ khiến đời sống khó khăn. Trăn trở trước thực trạng trên, chị Phùng Thị Huyền, Chủ tịch Hội LHPN xã đã tìm hiểu và chủ động đến các cơ sở đan thủ công để học hỏi nghề đan quại và mong muốn kết nối mang nghề về quê. Chị Huyền bàn với ban chấp hành hội LHPN xã tổ chức cho một số chị em tham gia học nghề thủ công tại một số xã trên địa bàn huyện đang rất phát triển. Sau thời gian “đồng hành” học nghề với chị em, chị Huyền đã “triệu tập” thêm một số chị em khác đến cùng làm. Ban đầu, mấy chị em làm thử tại nhà một hội viên để dạy nhau cách đan quại đúng kỹ thuật mẫu mã, sau dần quen việc, các chị nhận nguyên liệu mang về nhà làm để vừa tranh thủ thời gian đưa đón con, cháu đi học, làm việc gia đình...

Để nghề đan thủ công mỹ nghệ phát triển, hội LHPN xã đã thành lập mô hình tổ liên kết sản xuất thủ công mỹ nghệ có 50 thành viên tham gia; “Tổ liên kết và hộ gia đình làm ngành nghề” để các hộ làm nhiều nghề cùng hỗ trợ nhau về mọi mặt, như: vốn, kỹ thuật, công gom hàng, vận chuyển... nhằm đưa nghề phát triển bền vững, mang lại thu nhập cao. Do thị trường có nhiều thay đổi, nên chị em trong các mô hình tổ liên kết cũng đã linh hoạt và mạnh dạn bắt kịp. Vì thế, những nghề phụ được du nhập, nhân cấy vào địa phương mỗi năm một nhiều hơn. Theo đó, nghề đan cói, nghề mây tre đan, nghề làm nem, đan mành... luôn duy trì hoạt động tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động với mức thu nhập bình quân 1,5 đến 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Chị Ninh Thị Hạnh, thôn Long Bình, cho biết: “Thời gian qua, hội tập huấn nghề gì là chúng tôi đều tích cực tham gia, không nản lòng. Tuy nghề “tay trái” nhưng lúc nào cũng có việc làm và thu nhập ổn định”.

Để giúp hội viên, phụ nữ phát triển sản xuất hiệu quả, chị Huyền và ban chấp hành hội tăng cường khai thác nguồn vốn vay qua các kênh ngân hàng hỗ trợ cho hội viên vay phát triển kinh tế. Tính đến nay, tổng số vốn hội phụ nữ điều hành quản lý hơn 13 tỷ đồng; duy trì tốt 11 tổ tiết kiệm với hơn 1 tỷ đồng cho nhiều lượt hội viên vay, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.

Chị Huyền chia sẻ: “Tôi cùng với ban chấp hành hội bám cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em để có những giải pháp hỗ trợ kịp thời. Một trong những cách làm “trúng đích” là hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Cá nhân tôi từng học nhiều nghề, như: làm mi, may túi xuất khẩu, móc hộp, đan quại... để về trực tiếp chuyển giao cho chị em hội viên”.

Ngoài ra, chị Huyền luôn nỗ lực xây dựng các phong trào hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần của hội viên, phụ nữ, như: phối hợp tổ chức dạy nấu ăn; truyền thông chăm sóc sức khỏe cho trẻ; tầm soát ung thư cho hội viên, phụ nữ; thi hát ru, hát dân ca và dân vũ thể thao; thăm, tặng quà cho trẻ em mồ côi, hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ xây dựng “Mái ấm tình thương” cho hội viên nghèo; tri ân các gia đình chính sách...

Được biết, chị Huyền tham gia công tác hội từ năm 2013. Chị đã kiên trì kết nối với mong muốn sẽ giúp nhiều chị em trong lúc nông nhàn có việc làm phù hợp để tăng thu nhập và khẳng định vai trò, hoạt động của tổ chức hội. Những việc chị làm đã góp phần xây dựng hình ảnh người phụ nữ thời đại mới: “Yêu nước, tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên”. Nhiều hội viên, phụ nữ nhận xét, chị Huyền là cán bộ hội năng động, thấu hiểu và nhiệt tình với công tác hội, bởi vậy mọi phong trào hoạt động ở các chi hội phát động đều được hội viên tích cực hưởng ứng.

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]